
Tác giả: Quỷ Cổ Nữ
Ngày cập nhật: 22:44 17/12/2015
Lượt xem: 1342212
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2212 lượt.
iết ông Quảng Cảnh Huy.”
“Thế thì anh đưa tôi đến thôn Cục Lý. Tôi nghe nói ông ấy rất tài ba nên mới đến thăm quê ông ấy.” Cô cũng biết mình nói thế này không mấy thuyết phục nhưng đành vậy.
“Thế này vậy: tôi chở cô đến Tam Thánh Cung là nơi dân Cục Lý rất hay đến. Từ đó cô bắt đầu đi dạo xem ngắm Cục Lý.”
“Tam Thánh Cung là nơi nào?”
“Là một tòa miếu, cô có thể vào thắp hương xin bồ tát phù hộ cho cô được thành đạt như ông Cảnh Huy.”
Cô đáp thật lòng mình: “Xin bồ tát phù hộ cho tôi gặp may mắn như ông ấy là đủ.”
“Ông Cảnh Huy mà gặp may? Không đúng.” Giọng anh lái xe trầm xuống. “Chắc cô chưa nghe nói đến chuyện đen đủi của gia đình ông ấy.”
Câu này như nhắc Na Lan rằng dân ở đây đều biết chuyện nhà ông Cảnh Huy.
“Chuyện đen đủi ư?Tôi chưa từng nghe nói.”
“Chuyện không công khai, chỉ đồn đại thôi.” Anh ta nhìn quanh cứ như là sợ tai vách mạch rừng. “Con gái ông ấy mất tích cách đây ba năm, người ta đoán là bị sát hại. Bà vợ ông ấy là Đổng Nguyệt Khanh, hồi trẻ là nữ hoàng hát sơn ca Khách gia của chúng tôi. Mấy năm trước bà ấy đang yêu đau, con gái mất tích, bà ấy khóc thương vật vã, rồi một hôm ba ấy chết đi không sống lại nữa. Ông ấy chỉ có độc mụn con gái, của cải chất cao như núi, nhưng thực tế là gia đình tan nát...”
Lòng Na Lan như thắt lại, mấy hôm nay cô mệt mỏi vì di chuyển, quên không gọi điện cho mẹ, chẳng rõ bà có khỏe không.
“Ôi, thật là đáng thương.” Cô rất thật lòng. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về bà vợ ông Quảng Cảnh Huy. Cô hình dung cảnh ngộ ngày ngay đối mặt với cô đơn hiu quạnh của con người “đệ nhất Lĩnh Nam”, thật là bi đát!
Chương 12:
Nấm mồ của người đi xa
Tam Thánh Cung là ngôi miếu nhỏ ở ven huyện lỵ mới, tường đỏ ngói lưu ly, bên trên viết sáu chữ đại tự “Nam mô a di đà Phật”, cách nhau bởi ba cánh cửa nhỏ. NA Lan chào anh lái xe rồi bước vào cửa chính giữa. Cô không hiểu mình đang tim cái gì nhưng chắc chắn không vì lễ Phật.
Hôm nay không phải ngày gì đặc biệt, cũng chẳng phải dịp cuối tuần nên thiện nam tín nữ không đông, chỉ khoảng chục người. Na Lan đi từ chính điện thờ Phật Thích ca bước sang bên thờ Quan Thế Âm bồ tát, cô nghĩ đây chẳng phải nơi mình nên nán lại lâu.
Đương nhiên không thể chỉ vào suông, cô nhìn thấy mấy vị khách dâng hương, chọn một người để hỏi chuyện về ông Quảng Cảnh Huy. Ví dụ, họ biết đến đâu về vụ Quảng Diệc Tuệ mất tích? Nếu Ninh Vũ Hân đến đây, chắc cũng lạ nước lạ cái, liệu có thể tìm hiểu được điều gì?
“Cô có cần dẫn đường không, có mua hương không?” Một người khách dâng hương cao tuổi, mặc áo tơ tằm, quần đũi, đội mũ rộng vành, khuôn mặt gầy gầy đeo kính râm trông rất phong độ, nhưng hai tay không cầm thứ gì. Na Lan lấy làm lạ, nếu mình mua hương thật, thì ông ta lấy gì mà bán?
Cô lắc đầu: “Cảm ơn, không cần ạ. Tôi chỉ vào xem thôi.”
“Cô chắc không phải người ở đây.” Đôi mặt sau cặp kính râm hẳn là rất tinh tường. “Nhưng, người nơi khác đến du lịch cũng không vào miếu này.”
Na Lan chợt nhận ra đây là đối tượng rất tốt để hỏi thăm.
“Ông nói đúng, tôi đến... vì nghe nói huyện Mai có hai danh nhân tầm cỡ là Diệp Kiếm Anh và Quảng Cảnh Huy. Huyện đã có nhà lưu niệm và vườn lưu niệm Diệp soái, còn ông Quảng Cảnh Huy vẫn đang mạnh khỏe nên huyện nhà chưa lập công trình nào tôn vinh. Tôi muốn biết thêm các sự kiện về ông ấy.” Cô băn khoăn, mình hỏi thế này liệu có sống sượng không?
“Tại sao cô lại quan tâm đến ông Quảng Cảnh Huy?” Đúng là câu hỏi của cô chưa khéo.
“Tôi... là phóng viên báo Đại học Trung Sơn, muốn giới thiệu về ông Quảng Cảnh Huy... Gần đây ông ấy tài trợ cho nhà trường nên chúng tôi muốn đưa tin toàn diện hơn.” Na Lan mở túi lấy cuốn vở và bút bi. Cô cũng cảm thấy mình khá giống phóng viên. “Tôi xin phỏng vấn ông được không?” Chuyện tài trợ đại học Trung Sơn, tối hôm kia cô vừa lên mạng đọc thấy, không ngờ bây giờ lại được việc.
Ông ta tò mò nhìn cô một lượt, hình như đang nghĩ xem có nên tin cô gái này không.
Na Lan biết ông ta đang lưỡng lự, bèn hỏi tiếp: “Ông có bằng lòng cho biết họ tên không, hoặc ít ra xin ông cho biết tuổi, và, ông đã cư trú ở Quảng Trợ hoặc Cục Lý bao lâu rồi?”
“Không dám. Tôi 63 tuôi, là người thị trấn Quảng Trợ chính gốc.” Vậy là ông già nhận lời phỏng vấn, và không muốn cho biết họ tên.
“Thôn và thị trấn các cụ có nghe nói về Quảng Cảnh Huy tiên sinh không?”
“Nghe nói ư?” Ông già bật cười, có nét chế nhạo. “Tôi cho cô biết vậy: không phải mọi người vùng này đều biết họ tên tỉnh trưởng Quảng Đông, nhưng ai cũng biết vô số câu chuyện về ông Quảng Cảnh Huy.”
Na Lan thầm nghĩ, hễ nhắc đến Quảng Cảnh Huy thì dân ở đây đều nhất trí ví von hệt như nhau.
“Ông có thể kể một vài câu chuyện hoặc nói về lịch sử gia đình ông ấy không?”
“Một vài câu chuyện, thì hơi khó. Tôi nói về lịch sử gia đình họ vậy. Họ Quảng là dòng họ lớn trong Khách gia chúng tôi, hình như tổ tiên ông Cảnh Huy định cư ở huyện Mai từ thời nhà Đường. Nếu hứng thú, cô có thể đến thư viện Mai Chau Diệp Kiếm Anh - trước