
Tác giả: Tài Tử Kim Thiền Khánh
Ngày cập nhật: 22:37 17/12/2015
Lượt xem: 1343591
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/3591 lượt.
không mất nhiều thời gian tìm kiếm lắm, khi cô Hoàng Lan phát hiện ra thứ gì đó rục rịch trong bụi dâu gai (nằm dưới một hố sâu gần con đường khúc khuỷu dẫn lên đồi trà) Thứ rục rịch đó chính là bà Thùy Dung, đêm đó bà bị ngã nằm bất tỉnh dưới hố, đến gần trưa mới lóp ngóp bò dậy. Kể từ đó, ông Trịnh Vỹ không để bà Thùy Dung ở trên đồi trà nữa.
- Sau sự cố đó bà Thùy Dung lại ở với cha con ông Trịnh Vỹ sao ạ? - Em hỏi.
- Việc bà Thùy Dung ở lại với cha con ông Trịnh Vỹ là điều không thể được. Ông Trịnh Vỹ đã hạ quyết tâm đưa bà Thùy Dung vào nhà thương điên để điều trị.
- Chắc ông Trịnh Vỹ phải dằn vặt lắm với quyết định của mình. - Em nói.
- Đúng vậy. Ông ấy rất thương em nhưng cũng thương con. Sở dĩ ông xây nhà để cho bà Thùy Dung ở trên đồi trà này là bởi một sự cố đã xảy ra: lần nọ, ông nghe tiếng cô Hoàng Lan la hét trong phòng ngủ, hốt hoảng ông phá cửa chạy vào xem chuyện gì đã xảy ra với con gái mình, thì thấy ngay cảnh tượng rùng rợn: bà Thùy Dung đang bóp cổ đứa cháu ruột của mình, ông Trịnh Vỹ mà vào chậm chút nữa thì cô Hoàng Lan nguy kịch rồi.
Khôi Nguyên ngồi lặng suy nghĩ, cử chỉ đặc biệt của anh ấy. Ảnh ngồi khoanh tay trước ngực, còn tay kia bấm chóp mũi. Được một lát, ảnh quay sang hỏi bà Hiền:
- Thưa bà, nghe nói cả ngọn đồi được ông Trịnh Vỹ thuê lại với thời hạn mấy chục năm?
- Đúng đó cậu Khôi Nguyên.
- Bà có biết ông Trịnh Vỹ thuê đất lớn như vậy để làm gì không?
- Để trồng trà. Hồi đó ở đây trồng rất nhiều trà. Nhưng có vẻ ông ấy đã tính toán sai lầm, trồng trà không đem lại hiệu quả kinh tế, nên trồng được một vụ thì bỏ.
- Kể từ đó căn nhà này bỏ hoang sao ạ? - Khôi Nguyên lần tìm manh mối.
- Ồ, không hẳn vậy đâu. Sau khi bà Thùy Dung gặp sự cố, ông Trịnh Vỹ đã cho mấy người công nhân người Hoa làm việc tại xí nghiệp trà Quảng Châu thuê lại với giá rất cao. Kể từ đó ông kết thân với những con người quái lạ này, rồi tụ tập ăn nhậu với nhau.
- Những con người quái lạ ư? - Khôi Nguyên hơi cau mày.
- Phải. Đặc biệt là gã mặt sẹo, ánh mắt của gã khiến ai nhìn cũng phải khiếp sợ. Còn một gã nữa, trông tướng mạo cứ như thư sinh, nhưng bà không có thiện cảm lắm trái lại, còn thấy bất an khi đứng gần gã.
- Những người này vẫn thường đến nhà tìm ông Trịnh Vỹ sao ạ?
- Phải đó, trung bình một tháng họ đến một lần, sau đó rủ ông Trịnh Vỹ đi đâu đó bà chẳng rõ. Chỉ thấy sau khi trở về ông ấy rất vui vẻ, còn huýt sáo ca hát trước khi đi ngủ nữa.
- Cháu chưa biết ông Trịnh Vỹ làm nghề gì?
- À, ông ấy là chủ thầu xây dựng.
- Chắc ông ấy nhiều tiền lắm!
- Cũng có thể nói là như vậy. Đáng tiếc, số tiền dành dụm tích góp bấy nhiêu năm trong ngành xây dựng của ông nhanh chóng tiêu tan. Ông đã ném hết giấy bạc vào cái mảnh đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” (đồi trà) này.
- Có thể nói ông ấy là một người lạc quan.
- Cậu Khôi Nguyên đúng là thám tử có khác. Chính xác như cậu nói, dù bị mất tiền nhưng ông Trịnh Vỹ vẫn vui vẻ, yêu đời. Nếu là người khác rớt vào hoàn cảnh như ông Trịnh Vỹ chắc không chịu đựng nổi đâu.
- Bà có biết ông Trịnh Vỹ cho đám công nhân người Hoa thuê căn nhà bao lâu không?
- Gần mười năm lận đấy cậu Khôi Nguyên à. Từ hồi cô Hoàng Lan mới được mười tuổi cho đến khi cô ấy vào lớp 12 thì cậu tính đi.
- Vậy tức là, năm cô Hoàng Lan được mười tám tuổi thì đám người đó rời đi trả lại căn nhà cho chủ cũ?
- Cũng trong thời điểm đó bà Thùy Dung từ trại tâm thần trở về. Bệnh viện nói bà ấy đã hoàn toàn bình phục; họ nói cũng có lý: sau gần mười năm bà ấy thay đổi hẳn, trở nên rất thông minh lanh lợi. Thậm chí còn biết tính toán làm ăn nữa, mặc dù đôi lúc bà ấy còn có những chuyển biến khác thường về tính cách. Bà Thùy Dung thay đổi là vậy nhưng xem ra ông Trịnh Vỹ vẫn chưa yên tâm, ông đã tính toán rất khéo léo: căn nhà ở dưới – nơi cha con ông Trịnh Vỹ đang ở, - để dành cho bà Thùy Dung. Còn cha con họ sẽ dọn lên đồi trà.
- Một cuộc di cư ngoạn mục. - Khôi Nguyên nói như thể pha trò, nhưng nét mặt vẫn lạnh như tiền.
- Bà chưa cho cháu biết ông Trịnh Vỹ đã mất vì nguyên nhân gì? Và cô Hoàng Lan nữa, bà có nói cô ấy mất khi tuổi đời còn rất trẻ.
- Đó là tấn bi kịch. Bà đã rất bàng hoàng khi ngày hôm đó phải nhận một lúc hai tin dữ: Ông Trịnh Vỹ bị tai nạn giao thông, trên đường về nhà chiếc xe chở theo ông lao xuống vực sâu hun hút. Năm phút sau thì nhận được tin: cô Hoàng Lan treo cổ chết ở cây đa.
-Trời ơi! - Em thốt lên.
- Dọn về căn nhà này ở bao lâu thì bi kịch đó xảy ra ạ? - Khôi Nguyên hỏi.
- Được gần 3 năm.
- Phương tiện đi lại của ông Trịnh Vỹ là gì vậy bà?
- Chiếc xe bốn chỗ được mua lại từ tay một người bạn của ông Trịnh Vỹ, bà cũng không biết nhãn hiệu là gì nữa, chiếc xe cũ mèm.
- Nhưng