
Tác giả: Agatha Christie
Ngày cập nhật: 22:54 17/12/2015
Lượt xem: 1341626
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1626 lượt.
ưởng đến câu chuyện của bà Mercado.- Hay là bà mơ ngủ?- Ồ, không, tôi bảo đảm là thật!Tôi thì chưa tin. Trong hoàn cảnh bà Leidner, rất dễ lẫn lộn mơ và thật. Nguyên tắc của tôi là không bao giờ nói trái ý người bệnh, vì vậy tôi chỉ cố an ủi, nói nếu có kẻ lạ nào quanh quẩn đâu đây tất sẽ bị mọi người phát hiện.Bà đã hồi tâm, tôi để bà đó và đi tìm ông Leidner, nói lại những điều bà vợ đã kể. Ông đáp đơn giản:- Nhà tôi đã tâm sự với cô, thế là tốt. Những trò dọa dẫm đó cũng làm tôi rất bận tâm. Tôi cho rằng cái mặt nhìn thấy ở cửa sổ và tiếng gõ kính đều chỉ là do bà ấy tưởng tượng. Tôi không biết làm thế nào cho bà yên tâm. Cô y tá nghĩ sao?Tôi trả lời:- Có thể những bức thư chỉ là một trò đùa ác.- Đúng. Nhưng biết làm thế nào? Nhà tôi mất trí rồi, có nghe ai.Tôi cũng cảm thấy như vậy. Tôi ngờ có bàn tay phụ nữ bên trong. Các bức thư là chữ viết phụ nữ. Tôi ngầm nghĩ đến bà Mercado. Giả thử tình cờ bà ta biết được sự thật về người chồng trước của bà Leidner, bà ta rất có thể khủng bố bà này cho bõ ghen tức.Nghĩ vậy, song tôi không nói với ông Leidner, sợ biết đâu ông lại hiểu lầm.- Ồ, không có gì đáng bi quan - tôi nói để an ủi - Sau khi nói hết nỗi lo của mình, tôi thấy bà có vẻ nhẹ nhõm.- Tôi rất mừng là nhà tôi đã trao đổi với cô. Thế là dấu hiệu tốt. Như vậy là nhà tôi tin cậy cô lắm. Chứ còn tôi, tôi đã hết cách.Hôm sau, ông Coleman phải đi Hassanich để lĩnh lương cho thợ. Đồng thời, ông cũng sẽ chuyển thư từ của chúng tôi cho bưu điện. Chúng tôi viết thư rồi bỏ tất cả vào một hộp gỗ đặt trên gờ cửa sổ phòng ăn. Tối đó, trước khi đi ngủ, Coleman lấy thư, bó lại thành nhiều bó bằng dây cao su.Đột nhiên, ông ta cất tiếng kêu.- Chuyện gì thế? - tôi hỏi.Ông ta chìa cho tôi xem một phong bì, cười:- Nàng Louise xinh đẹp tâm trí để đâu hết cả? Bà gửi thư này về địa chỉ: phố 42, Paris, Pháp. Paris làm gì có phố 42? Bà ấy lẫn rồi. Nhờ cô vui lòng mang về, bảo bà viết lại địa chỉ nhé? Bà ấy vừa về phòng xong.Tôi cầm phong bì chạy về phòng bà Leidner. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chữ viết của bà, vậy mà sao thấy nó quen quen.Nửa đêm, một ý nghĩ vụt lóe trong đầu tôi: chữ viết ấy giống hệt nét chữ trong các thư nặc danh, có điều to hơn, không đều hơn. Biết bao câu hỏi ùa vào óc: có phải bà Leidner tự viết các thư nặc danh? Và ông chồng có tin vào những lời kể của vợ?
Chương 10: Buổi chiều thứ 7
Bà Leidner nói chuyện với tôi hôm thứ sáu. Sáng thư bảy, bầu không khí trong nhà có vẻ nhẹ nhõm.
Bà Leidner có ý tránh mặt tôi. Tôi không ngạc nhiên, vì đã nhiều lần chứng kiến tâm lý ấy ở các phu nhân thuộc giới thượng lưu. Trong một lúc lai láng, họ bộc bạch tâm sự với mình để rồi hôm sau, gặp mình họ thấy ngượng và tiếc là đã tự buông thả.Tôi cũng tránh không đả động đến cuộc chuyện trò hôm trước.Buổi sáng, Coleman lái chiếc xe tải nhỏ đi Hassanich. Bao nhiêu thư từ, ông nhét vào cái túi to. Ngoài việc ra nhà băng rút tiền về trả lương công nhân, ông còn nhận mua giúp các thứ do mọi mười nhờ, nên dự định phải chiều muộn mới về.Tôi nghịch ngợm nghĩ bụng: có thể ông ta sẽ rủ Shella Reilly đi ăn trưa.Những chiều lĩnh lương, thiên hạ nghỉ, không ra công trường, vì khi lương về, sẽ phát lúc ba giờ rưỡi.Cậu bé Abdullah, mà công việc là lau rửa đồ gốm, ngồi ở giữa sân như mọi khi, vừa làm vừa hát líu lo. Giáo sư Leidner và ông Emmott chuẩn bị tiếp tục soạn lại các cổ vật chờ Coleman về, còn ông Carey đi ra nơi khai quật.Bà Leidner đi về phòng nghỉ. Như thường lệ tôi giúp bà lên giường. Tôi không buồn ngủ, nên vớ một cuốn sách đem về phòng mình, đóng cửa ngồi đọc. Lúc đó khoảng một giờ kém mười lăm, và hai giờ nữa êm ái trôi qua. Tôi đọc cuốn Thần chết trong nhà an dưỡng, một tiểu thuyết đọc rất vui, mặc dù theo tôi tác giả không am hiểu lắm về sinh hoạt ở các nhà nghỉ, ít nhất là tôi chưa từng thấy có chuyện như trong sách, nên định sẽ viết thư để góp ý với tác giả.Cuối cùng tôi gấp sách, nhìn đồng hồ và ngạc nhiên thấy đã là ba giờ kém hai mươi.Tôi đứng dậy, sửa sang tóc tai, đi ra sân.Abdullah vẫn vừa lau chùi, vừa ư ử hát. David Emmott đứng bên, đỡ lấy những lọ đã rửa sạch, còn những mảnh vỡ thì xếp vào hộp để sau này gắn lại. Tôi tiến về phía họ, thì trông thấy giáo sư Leidner từ trên sân thượng đi xuống thang gác, ông rất vui vẻ:- Chiều nay trời đẹp. Tôi vừa xếp gọn mọi thứ. Bà Louise chắc sẽ vừa lòng. Mấy ngày nay, bà cứ phàn nàn trên ấy ngổn ngang quá, không còn chỗ đi dạo. Để tôi báo cho bà ấy biết.Ông đi về phòng vợ, gõ cửa rồi vào.Một hay hai phút sau, ông đã chạy ra. Tôi nhìn phía ấy, và không tin ở mắt mình. Lúc vào ông vui và hồ hởi, thì nay mắt nhớn nhác như người say.- Y tá! Cô y tá đâu! - Tiếng hét của ông the thé.Tôi hiểu ngay đã có chuyện bất thường, chạy lại. Mặt ông xám ngoét vì kinh hoàng, tưởng chừng sắp ngất xỉu.- Vợ tôi! Vợ tôi!