
Truyện Ma Có Thật Kể Lại Phần 2
Tác giả: Đang cập nhật
Ngày cập nhật: 00:16 17/12/2015
Lượt xem: 134914
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/914 lượt.
Tác giả: Phan Cuồng
Thể loại: Huyền huyễn, dị, dã sử, chuối…
Rating: 18+
Hồi dẫn: ĐẠI NAM PHÙ THỦY
Khi ấy tại thành Đại Lý đất Vân Nam, vua là Đoàn Chính Nghiêm[1'> hiệu là Hiến Tông, tể tướng là Cao Lương Thành, Kinh sư là Diệp Du thành, gần hồ Nhĩ Hải. Đất ấy từ khi những người Mông Bì La Các là đại chiếu của Mông Xá Chiếu lần lượt thống nhất lục chiếu, thành lập ra một vương quốc mới, gọi là Nam Chiếu cho đến thời vua Lý Anh Tông bên Đại Việt đã ngót bốn trăm năm.
Kể ra thì vào thời kỳ đầu, Nam Chiếu hay sau này là Đại Lý là một quốc gia vững mạnh. Quốc gia ấy có địa thế hiểm trở, đến nỗi có lời đồn rằng ở những nơi như thung lũng Nhĩ Hải, một binh một tốt có thể địch lại thiên binh vạn mã. Đại Lý còn có giống ngựa hồ trân quý, leo núi như đi lại giữa chốn đồng bằng. Nhờ giống hồ mã ấy, kỵ binh Đại Lý khi chiến đấu trên vùng sơn cước thì khó có đạo kỵ binh nào sánh được. Việt sử ghi lại không ít lần giặc tới từ đất ấy, tỷ như vào tháng mười năm Thuận Thiên thứ năm[2'> Dương Trường Huệ và Đoàn Chí Kính đem hai mươi vạn quân đóng ở bến Kim Hoa, định chiếm lấy Thăng Long.
Song, vào những năm dưới triều vua Hiến Tông, Đại Lý rơi vào thời suy yếu. Kể từ loạn Điền Đông[3'>, nhà vua mất ăn mất ngủ lo đối phó với phản nghịch trong nước. May mắn là bấy giờ Nam Tống đang lo đương đầu với người Kim phương bắc, thủ than còn chưa xong, nói gì đến chuyện thôn tính Đại Lý?
Cao Lương Thành, vốn là con cháu Cao Thăng Thái được Hiến Tông phong làm tể tướng, hiệu là Trung Quốc Công. Tương truyền người ấy hiền đức lắm.
Bởi truyện tiếp đây có liên quan đến đất ấy, vậy nên xin dài dòng giới thiệu sơ lược. Tỷ như ai biết rồi thì xin xá cho, coi như thuật giả đã quá rườm lời.
Vào tháng bảy năm Bảo Thiên thứ sáu[4'>, một hôm Trung Quốc công xin vào yết kiến Hiến tông. Vua cho vời vào. Cao Lương Thành chưa kịp nói gì, vua đã lên tiếng:
– Ta e Điền Đông sẽ lại sinh biến.
Cao Lương Thành vốn biết hoàng thượng từ khi lên ngôi, không lúc nào không lo nghĩ về việc ở Điền Đông. Ba mươi bảy tộc người ấy, đều là những đạo quân dũng mãnh, thiện chiến. Trước đây các bộ tộc phương ấy chỉ phục có ông nội y là Cao Thăng Thái. Khi Cao Thăng Thái chết đi, thân phụ y là Cao Thái Minh[5'> cũng chính vì dẹp loạn ấy mà tử nạn.
Hiến Tông sai thị quan đưa cho Cao Lương Thành một biểu tấu, đó là tấu của tuần phủ Điền Đông. Tấu nêu rõ, ba mươi bảy bộ tộc ấy đã tôn Bạch Ngọc Thư làm chủ soái, thâu nạp binh mã, rèn bị khí giới, cứ trông vào những điều ấy, hẳn là sẽ có biến.
Thành kính cẩn nhận lấy tấu, cẩn trọng xem mấy lượt rồi thưa:
– Khải bẩm, những tộc ấy vốn hung hãn tàn bạo, giả mà ta dùng binh lực áp chế, chưa chắc họ đã thua. Hôm nay thần xin diện kiến, cũng chính là vì việc này.
Hiến Tông nóng ruột hỏi:
– Vậy ý khanh phải làm sao?
Thành đáp:
– Bẩm, xin bệ hạ gặp một người.
Vua thấy đó là một thiếu nữ đôi chín, thân hình lưng ong nhỏ nhắn, dáng điệu nho nhã ung dung, thị bước vào điện người ưỡn thẳng, đầu ngẩng cao, khí khái bất phàm. Vua thấy thị mặt mũi thanh tú, mắt sáng mũi cao, nước da trắng mịn như tuyết, mới trông đã thấy thiện cảm nảy sinh. Duy chỉ có điều, đôi mắt người ấy bịt kín bằng vải đen. Vua lấy làm lạ lắm, hỏi:
– Ngươi tên gì?
Người ấy đáp:
– Tôi là Triệu Trí Chi, người đất Đại Việt.
Vua lại hỏi:
– Sao mắt nàng ta lạị bịt kín?
Cao Lương Thành đáp ngay:
– Bẩm, bởi mắt người này nguy hiểm.
Vua vốn tính ham sắc (theo lời Kim Dung he he) nhất định muốn ngắm đôi mắt người đẹp. Cao Lương Thành can thế nào cũng không được, cuối cùng tâu:
– Bẩm hoàng thượng, nếu người muốn nhìn đôi mắt ấy, xin lập một bức màn ngăn, người ở trong nhìn ra có thể thấy hắn, nhưng hắn không thể thấy người.
Vua thấy Cao Lương Thành có thái độ như thế thì ngạc nhiên lắm, lại càng tò mò, bèn sai người lập màn lụa. Lụa ấy mỏng tang, vua ở gần nhìn ra có thể thấy được dung nhan mỹ nữ. Ngược lại, Triệu Trí Chi đứng từ xa nên không thể nhìn thấy mắt vua được.
Dường như Cao Lương Thành vẫn chưa yên tâm, lại thưa:
– Bẩm, việc này hệ trọng, thần sợ có biến, xin hoàng thượng cho đặt cặp kim sư trước án.
Vua liền sai người đưa cặp sư tử bằng vàng vẫn đặt trong thư phòng tới. Cặp kim sư này vốn là của Cao Lương Thành dâng lên Hiến Tông, chính là món lễ vật trong ngày đản sinh cho Hiến Tông năm vừa rồi. Nghe nói nó được sư tổ của Thổ Phồn quốc sư là Khưu Ma Trí dùng máu của mình luyện mất bốn mươi chín ngày đêm mới thành. Vị pháp sư ấy đạo hạnh cao thâm, pháp lực đạt đến tột đỉnh, thế mà đến sáu lần luyện hỏng, lần thứ bảy mới thành, tổng cổng phải mất ba trăm bốn mươi ba ngày, gần một năm trời mới chế luyện xong. Tương truyền cặp kim sư này có sức trừ tà rất mạnh, trong vòng bán kính một dặm, hễ có tà lực công kích thì tự phát sinh cảm ứng chống lại. Vua Hiến Tông biết vật này quý lắm, sai đặt ở thư phòng, bây giờ mang ra đặt ngay ngắn trên án. Vua thấy sự