Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bến Xe

Bến Xe

Tác giả: Thương Thái Vi

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134909

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/909 lượt.

Liễu Địch lại đứng trước cánh cửa văn phòng đó.
Vừa qua mười hai giờ trưa, cả tòa nhà vắng vẻ, tĩnh mịch, chỉ có tiếng ve sầu kêu râm ran không biết mệt mỏi trên những tán cây ngoài sân trường. Liễu Địch lau mồ hôi trên trán, điều hòa nhịp thở dồn dập do chạy một mạch tới đây. Cô giơ tay, gõ nhẹ lên cánh cửa hai tiếng.
“Mời vào!” Bên trong vọng ra giọng nói trầm thấp, lịch sự nhưng lạnh nhạt. Liễu Địch đẩy cửa, đi vào phòng.
Đây là một văn phòng làm việc đơn giản như không thể đơn giản hơn. Trong phòng chỉ có một cái bàn làm việc, hai chiếc ghế đặt đối diện nhau. Trên bàn có một chiếc bình giữ nhiệt với vỏ ngoài bằng sắt, hai tách trà sứ màu trắng, một chiếc cặp da đen, một lọ mực đỏ có cắm chiếc bút. Bên cạnh đó là đống vở bài tập xếp ngay ngắn.
Một người đàn ông đang ngồi trên chiếc ghế tựa vào cửa sổ. Anh mặc bộ đồ đơn giản, áo sơ mi trắng, quần đen, gọn gàng, sạch sẽ nhưng có vẻ cứng nhắc, giống hệt văn phòng của anh.
Lúc này bên ngoài cửa sổ, tiếng huyên náo dần át tiếng ve kêu. Phê xong quyển bài tập thứ mười, Liễu Địch nhìn đồng hồ đeo tay, một giờ hai mươi lăm phút, thế là cô đứng dậy, cất giọng nhẹ nhàng: “Thầy Chương, sắp đến giờ lên lớp rồi.”
Thầy Chương cũng chầm chậm đứng dậy. Liễu Địch đi đến đỡ thầy, hai thầy trò cùng rời khỏi văn phòng.
Ngôi trường cấp ba trọng điểm hàng đầu của tỉnh này có hai tòa nhà. Lớp 11-1 của Liễu Địch nằm ở tầng hai dãy phía nam, trong khi văn phòng của thầy Chương nằm ở tầng bốn dãy phía bắc. Hai thầy trò phải leo cầu thang khá cao, đi qua sân thể dục tương đối rộng. Tòa nhà phía bắc cũ kĩ, cầu thang lên xuống đã xập xệ. Liễu Địch vừa cẩn thận đi từng bước đề phòng mấy cậu nam sinh chạy hùng hục có thể lao vào mình. Mặc dù vậy, cô vẫn bị một nam sinh cao lớn đang chạy lên tầng va phải vai. Liễu Địch vội vàng lắc đầu, ra hiệu cho cậu nam sinh im lặng. Sau đó, cô tiếp tục đi về phía trước như không có chuyện gì xảy ra. Tuy bờ vai nhói đau nhưng cô vẫn không buông tay khỏi thầy Chương.
Giữa sân thể dục, một đám học sinh nam lớp 12 đang đá bóng. Liễu Địch chau mày quan sát. Cô sợ nhất là đi qua nơi này, sợ “đạn pháo” hai màu trắng đen bay đi bay lại đập trúng người, sợ những “cỗ xe tăng” đâm phải thầy Chương. Cũng như mọi hôm, cô rảo bước thật nhanh. May mà không xảy ra sự cố, hai thầy trò ra khỏi “khu vực nguy hiểm” một cách an toàn.
Đến khu vực tòa nhà phía nam, không khí dễ chịu hơn hẳn. Tòa nhà phía nam là dãy phòng học mới xây dựng chưa được hai năm. Các phòng học rộng rãi, sáng sủa, trông có vẻ giống những ngôi trường hiện đại. Lúc này, Liễu Địch mới thở phào nhẹ nhõm. Cô đỡ thầy Chương đi vào lớp, tới chỗ bục giảng. Sau đó, cô mới quay về chỗ ngồi của mình.
Liễu Địch khát khô cổ họng, bụng nhâm nhẩm đau do ăn cơm trưa quá vội. Cô vuốt bụng theo thói quen, lặng lẽ rút quyển sách Ngữ văn. Tiếng chuông báo hiệu giờ lên lớp reo vang, thầy Chương cất giọng trầm trầm: “Chúng ta bắt đầu học.”






Liễu Địch vĩnh viễn không bao giờ quên cảnh tượng lần đầu tiên gặp thầy Chương Ngọc.
Lúc đó, cô mới thi đỗ vào ngôi trường cấp ba trọng điểm có lịch sử lâu đời với thành tích đứng đầu toàn thành phố. Tuy nhiên, thành tích của cô khiến người khác vui mừng, còn bản thân cô không hề cảm thấy tự hào. Liễu Địch nhanh chóng chán ngán tình cảnh gặp ai cũng được khen ngợi và chúc mừng. Mọi người đều gọi cô là “thiên tài”, trong khi đó cô rất ghét bị gọi là “thiên tài”.
Liễu Địch còn nhớ, năm lên bốn tuổi, khi cô được bế đứng trên ghế, cất giọng non nớt đọc thuộc làu hai câu: “Xuân giang triều thủy liên hải bình. Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh”[1'> trước mặt một học giả, cô nhìn thấy ánh lệ lấp lánh trong mắt vị học giả đó. Kể từ lúc đó, Liễu Địch được gọi là “thiên tài”.
[1'> Hai câu thơ trong bài Xuân quang hoa nguyệt dạ (Đêm trăng hoa trên sông xuân) của Trương Nhược Hư, nhà thơ đời Đường, Trung Quốc. Dịch thơ: “Triều lên ngang mặt sông xuân. Biển đêm, trăng cũng sáng ngần sóng xô” (bản dịch của Nguyễn Lãm Thắng).
Năm tuổi, Liễu Địch có bài thơ đầu tiên đăng tạp chí. Biên tập viên của tạp chí còn đến tận nhà chúc mừng cô. Nhìn chú biên tập viên mặt nhễ nhại mồ hôi, cô biết mình có chút tài năng. Sau đó, Liễu Địch đoạt giải nhất cuộc thi viết văn toàn quốc năm chín tuổi, tác phẩm của cô thường xuyên xuất hiện trên báo và tạp chí, cô không ngừng được thiên hạ gắn mác “thiên tài”.
Không có màn tự giới thiệu, không có lời mở đầu, thầy Chương bắt đầu giảng bài.
“Các em, hôm nay chúng ta học tản văn Ánh trăng bên hồ sen của Chu Tự Thanh[3'>. Mời các em mở sách giáo khoa, tôi sẽ đọc bài văn một lần.”
[3'> Chu Tự Thanh (1898-1948): tự là Bội Huyền, người tỉnh Chiết Giang, tốt nghiệp khoa Văn-Triết trường Đại học Bắc Kinh (1920), từng là thầy giáo dạy Văn. Ông là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, sáng tác ở nhiều thể loại và có số lượng tác phẩm đồ sộ.
Lớp học bỗng xôn xao, nhưng nhanh chóng yên tĩnh trở lại. Liễu Địch đưa mắt về bục giảng, hai tay thầy Chương trống


XtGem Forum catalog