
Tác giả: Diệp Chi Linh
Ngày cập nhật: 03:12 22/12/2015
Lượt xem: 1341473
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1473 lượt.
như trẻ con. Có thể thời gian không thể thay đổi được bản chất con người.
Trì Vĩnh quay về vào mùng Bốn Tết, về tới nơi, ngay chiều hôm đó anh lại tụ tập với bạn đại học, Tiểu Liên cũng theo anh đi. Họ đều là sinh viên khóa 30, học chuyên ngành Tài chính quốc tế vào cuối những năm 30. Khi họ tốt nghiệp đúng vào thời kỳ đất nước đổi mới, cánh cửa thương mại vừa mở ra đúng vào lúc khóa bọn họ ùa vào đời, sự thay đổi trong giai đoạn này còn anh hơn cả giai đoạn những năm 70, 80 khi cái mới bắt đầu thay thế cái cũ. Bản thân họ có nền tảng kiến thức vững chắc, cũng có khả năng phán đoán nhân tình thế thái mà họ đã tích lũy được trong một thời gian dài. Họ không giống những người của thế hệ trước, chỉ có khẩu hiệu suông và lý tưởng cũng không giống người của thế hệ sau, khoe năng lực của mình với mọi người, sống một cuộc sống rất hiện thực. Rất nhiều người trong số họ vừa tốt nghiệp đã xin vào làm ở một doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng, hiện nay đều đã ngồi lên vị trí giám đốc, quản lý… Một người mới đi bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng ở Anh về cho mọi người xem ảnh Cambridge, nói nó đâu giống cây cầu ly biệt xinh đẹp dưới ngòi bút của Từ Chí Ma. Từ Chí Ma nói rằng đón một buổi hoàng hôn bên bờ sông Cam là cách để bù đắp những thiếu hụt trong tâm hồn, nhưng bạn học của anh lại nói nước sông Cam cũng chẳng khác gì nước sông Tô Châu, cả bọn nghe thế đều bật cười. Anh ta lại nói ở đó trời rất lạnh, trang thiết bị thì kém, nhà thì quá cũ, trời thì âm u. Trên báo của Anh có rất ít tin tức liên quan tới châu Á, ví dụ như với sự kiện một chiếc máy bay rơi làm chết hai người Mỹ, trên báo sẽ nêu tên họ ra, nhưng cũng cùng một sự kiện khiến hai trăm người châu Á chết thì họ lại chỉ lướt qua một dòng. Nhà văn Salman Rusdie chỉ làm một cuộc phẫu thuật cắt mí mắt cũng phải đăng báo, trong khi đó Tiền Trọng Thư[6'> qua đời thì không nói năng gì. Người bạn đó lại than việc bồi dưỡng quá vất vả, quá căng thẳng khiến anh gầy mất sáu cân. Họ còn hỏi một người tên A Lượng sao không tới. A Lượng là một người rất si tình, vừa tốt nghiệp đại học đã cưới cô bạn gái học cùng lớp, cô gái đó một lòng muốn xuất ngoại nên đã sang Canada năm, sáu năm nay, A Lượng xin visa nhiều lần mà vẫn bị từ chối, giờ anh nản lòng rồi, đâm ra nghiện rượu. A Lượng biết cô ở nước ngoài nhiều năm chắc chắn đã tìm được ý trung nhân mới, còn mình thì vẫn giữ mãi cái danh phận là chồng cô. Các bạn của Trì Vĩnh đều nói cứ giữ được mối quan hệ hôn nhân là tốt nhất, không ai khuyên A Lượng ly hôn cả.
[6'> Tiền Trọng Thư: nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.
Tiểu Liên nhìn họ ngồi quây lại với nhau nói chuyện, nhớ lại năm ngoái khi họ mới gặp nhau, anh nói với cô:
- Hồi học đại học, vì anh là học sinh tỉnh ngoài duy nhất nên ngoại trừ lớp trước, chẳng ai coi anh ra gì cả.
Năm xưa khi rời khỏi Thượng Hải, anh chỉ có một mình, giờ đây các bạn nghe nói anh chơi cổ phiếu rất tốt, thế là họ đua nhau liên lạc với anh. Anh không phải là cán bộ văn phòng cao cấp trong những công ty nằm ở top 500, nhưng những cậu bạn làm cán bộ này không còn bài xích anh nữa. Anh cũng thích trò chuyện với mấy người bạn làm việc trong các công ty tài chính nổi tiếng về các chủ đề tràn đầy lý tưởng như sự phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Một lát thì nói phát hành tiền vốn là con đường để kiếm tiền trong thị trường chứng khoán, một lát thì nói làm thế nào để phán đoán được ba hình thức của thị trường cổ phiểu, rồi nào là lượng giao dịch cao, cổ phiếu nào tăng, cổ phiếu nào giảm, bạn bè anh ai cũng há hốc miệng ra nghe. Nhất là một câu bạn tên Hoa Thịnh, cứ ra sức đòi Trì Vĩnh giải thích cách phán đoán về hình thức của thị trường cổ phiếu. Nghe nói Hoa Thịnh vì một nguyên nhân nào đó mà kinh tế không được như ý lắm, Trì Vĩnh bèn nói sau Tết họ sẽ làm đại lý và chân thành đề nghị để anh giúp anh ta quản lý và đầu tư tiền, Hoa Thịnh vì nhát gan, sợ lỗ nên không đồng ý ngay, nhưng Trì Vĩnh cảm thấy chuyện này rất có hy vọng.
Họ đều hỏi anh:
- Trì Vĩnh, sau này cậu có dự định gì?
Mỗi khi người khác ở trước mặt cô hỏi kế hoạch tương lai của anh, cô đều rất căng thẳng. Cô không biết anh có phải chiếc thuyền của cô hay không, mình có lên đúng thuyền hay không, Trì Vĩnh thì chỉ thản nhiên đáp:
- Thì cũng giống mọi người, sống thật vui vẻ.
Hôm sau, bố mẹ Trì Vĩnh tới thăm anh. Khi họ tới, Tiểu Liên đang giặt quần áo cho Trì Vĩnh, lúc bố anh vào rửa tay, cô ngượng ngùng đứng tránh sang. Ông hỏi cô:
- Cháu ăn cơm chưa?
Cô cười nói:
- Cháu ăn rồi ạ.
Họ tiện đường nên mới ghé thăm anh, sau đó đưa cho anh phiếu ưu đãi hay gì đó. Nhưng hình như anh không quan tâm lắm tới những thứ này, cứ kiên quyết trả lại họ. Bố anh là một công nhân đã về hưu của công xưởng đóng tàu, giờ ông chỉ buôn bán nhỏ, mẹ anh thì đã nghỉ hưu ở nhà. Tiểu Liên cảm thấy mối quan hệ giữa Trì Vĩnh với bố mẹ chỉ giống như đón khách tiễn khách, thường thì bố mẹ anh chỉ nói được một nửa là Trì Vĩnh đã chuyển chủ đề. Từ nhỏ họ đã sống xa quê hương, sống một cuộc sống khá giả ở vùng đất Cáp Nhĩ T