Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Trường Mộng Lưu Ngân

Trường Mộng Lưu Ngân

Tác giả: Thiên Tầm Thiên Tầm

Ngày cập nhật: 02:48 22/12/2015

Lượt xem: 1342176

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2176 lượt.

ưng thứ Thư Tần bộc lộ tài năng nhất lại là chơi đàn piano. Bốn tuổi bắt đầu học, bảy tuổi biểu diễn trên sân khấu, tám tuổi đoạt giải toàn quốc, mười một tuổi đã được đặt cách vào trường trung học trực thuộc Học viện âm nhạc, cô có đủ tư cách trở thành viên ngọc minh châu trong tay bố mẹ. Có lẽ vì ánh sáng của Thư Tần quá chói lòa, khiến anh trai Thư Khang và hai em gái Thư Mạn, Thư Duệ của mình trở nên mờ nhạt trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là Thư Mạn.
Dĩ nhiên, Thư Mạn không xuất sắc cũng là có lý do. Chẳng hạn như cô không lớn lên ở thành phố. Khi cô bốn tuổi, vì sức khỏe yếu, lại lắm bệnh tật nên được chuyển về sống cùng bà ngoại dưới quê. Khi Thư Mạn thành niên, cô luôn băn khoăn tại sao bố mẹ lại đưa cô về đó, có lẽ bố mẹ khi ấy đã không có hy vọng gì về cô nữa. Ai bảo cô chưa đủ tháng đã ra đời, hơn nữa, vừa ra đời đã biết cười, làm các bác sĩ đỡ đẻ đều giật bắn người. Điều khó hiểu hơn, hai tuổi cô mới biết đi, gần ba tuổi mới biết trò chuyện, rồi sau đó cả ngày ngơ ngác khiến Thư Bá Tiêu vất vả suốt ngày phải bế cô chạy tới chạy lui trong bệnh viện, thậm chí nhiều lúc ông nghi ngờ đứa trẻ này có phải bị mắc bệnh thiểu năng không.
Vậy nên Thư Mạn đoán, bố ban đầu biết rõ sức khỏe cô không tốt nên đưa cô về quê có lẽ là vì sợ cô đúng là một đứa trẻ thiểu năng, ở thành phố sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh gia đình. Thử nghĩ nhà họ Thư từ cuối đời Thanh cho đến đời bố cô sản sinh ra không biết bao nhiêu tài tử giai nhân, người nào cũng thành tựu lớn, có người vang danh cả bên nước ngoài, một gia tộc ưu tí như vậy sao có thể đẻ ra một kẻ đần độn được? Thư Bá Tiêu cho dù thế nào cũng không thừa nhận đó là do di truyền, một mực cho rằng Tần Hương Lan khi mang thai Thư Mạn đã lạm dụng quá nhiều thuốc bắc nên mới gây ra như thế. Tầm Hương Lan lúc đó trên người đúng là mọc nhiều nốt đỏ kỳ lạ, vừa đau vừa ngứa, dùng thuốc bôi nào cũng không chữa trị được. Thuốc tây tác dụng phụ lại lớn, bà đành mời một thầy lang kê đơn thuốc. Điều kỳ lạ là khi Thư Mạn vừa chào đời, những nốt đỏ trên người bà cũng tự nhiên hết hẳn, không cần phải uống thuốc hay tiêm nữa. Thế là Tần Hương Lan chốt lại một câu: “Đứa bé này mang cả độc đến theo!”
Một đứa trẻ như vậy dĩ nhiên chỉ xứng đáng được ở quê. Lúc chín tuổi, Thư Mạn được bố đón về thành phố. Đến nay cô vẫn nhớ ánh mắt của mẹ nhìn cô từ đầu đến chân khi cô vừa vào đến cửa. Ánh mắt đó biểu hiện sự thất vọng tột cùng, thậm chí bà nói ngay trước mặt cô, “Đứa trẻ như vậy làm sao dám dẫn ra đường?” May mà thượng đế phú cho cô vẻ đẹp xinh tươi, đôi mắt to sáng láy, làn da không mịn màng theo kiểu được đánh lên lớp phấn mà nhẵn mịn trắng hồng một cách tự nhiên, là da mà những đứa trẻ lớn lên trong thành phố như Thư Tần và Thư Duệ đều không thể có. Điều này cũng an ủi được mẹ cô phần nào, con gái chỉ cần xinh đẹp thì không lo không có tương lai. Ít nhất có thể đem gả cô cho một nhà tốt cũng là chuyện không quá khó. Chẳng hạn như bản thân mẹ cô, tuy rằng xuất thân bần hàn nhưng lại được gả vào nhà họ Thư, chẳng phải cũng đã hòa vào xã hội thượng lưu, thành phu nhân của hiệu trường Thư trường đại học Sư phạm Ly Thành sao?
Nói tới nhà họ Thư, ngay từ đời ông cố đã có tiếng là danh gia vọng tộc trong vùng. Ông của Thư Mạn hồi còn nhỏ cũng được qua Tây học, tới thời kỳ dân quốc lại đảm nhiệm qua nhiều chức vụ quang trọng trong chính phủ, làm kinh doanh nhiều năm. Nếu không phải sau khi chính phủ mới được thành lập, phần lớn tài sản đều bị sung công, quyên góp hay tặng đi thì nhà họ Thư cũng không chỉ có một tòa nhà nhỏ này. Nghe mẹ nói, lúc đó nửa con phố Đào Lý mà nhà họ Thư sống hiện nay đều là của ông nội. Cho tới bây giờ bác và hai chú của cô vẫn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chỉ có bố cô đi theo sự nghiệp giáo dục. Từ khi làm hiệu trưởng trường Sư phạm đến nay, học sinh của bố trải khắp cả nước. Chỉ duy nhất một điều khiến Thư Mạn không hiểu là, một gia đình hiển hách như vậy thì người mẹ xuất thân quê mùa của cô làm thế nào có thể được gả vào. Một lần hỏi đến chuyện này mẹ luôn ậm ừ cho qua, nhưng điều cô có thể chắc chắn là lúc đó bố mẹ đã được phép tự do yêu đương. Có lẽ vì ông nội đã từng du học bên Tây nên tư tưởng cũng thoáng hơn, không đòi hỏi khắt khe về việc môn đăng hộ đối. Thế nhưng, mẹ lại hay nói với các con gái mình rằng, là con gái, sự nghiệp giỏi giang không bằng làm vợ đảm đang. Dĩ nhiên, tiên đề trước đó phải có sắc đẹp trời cho. Quả thực, khi còn trẻ mẹ cô rất xinh đẹp, mẹ đủ tự tin để có được tình yêu thương của bố. Từ nhỏ đến lớn, Thư Mạn chưa từng thấy bố tức giận với mẹ lấy một lần. Mỗi lần sinh nhật hay những ngày kỷ niệm đặc biệt của hai người bố cô đều nhớ, còn tặng hoa cho mẹ. Hai vợ chồng già còn ân ái, tình cảm hơn là vợ chồng son. Hơn ba mươi năm sống trong cảnh an nhàn sung sướng, mẹ cô hoàn toàn thoát khỏi vẻ ngoài của cô gái thôn quê năm nào, từ cách ăn mặc, trang điểm hay ngôn từ cử chỉ đều là một mẫu quý bà quý phái hàng đầu trong thành phố.
Nhưng hi vọng của mẹ với cô cuối cùng cũng đã tan thành bọt ước, vì “cô ba” đúng là