Disneyland 1972 Love the old s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Trường Mộng Lưu Ngân

Trường Mộng Lưu Ngân

Tác giả: Thiên Tầm Thiên Tầm

Ngày cập nhật: 02:48 22/12/2015

Lượt xem: 1342177

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2177 lượt.

có nột không gột nổi lên hổ. Sáu năm, mẹ đã hao phí sáu năm ròng, chỉ mong cô trở thành đứa trẻ thành phố, thậm chí còn mời riêng thầy về dạy ứng xử cho cô, nhưng tất cả đều như muối bỏ bể. Cho dù sau đó trông cô đã phần nào da dáng trẻ thành thị, nhưng cũng chỉ là bề ngoài, chỉ cần để ý một chút, hàng tá thói quen xấu không thể sửa của cô lại lộ ra: ăn không có dáng, ngồi không thấy tướng, nhìn thế nào cũng giống một đứa trẻ hoang dại. Con em nhà họ Thư có ai không được nuôi dạy cực tốt, nhưng chỉ mỗi cô là không biết phép tắc, chẳng hạn khi đang ăn cơm bỗng nhiên cười sằng sặc, cơm trong miệng cứ thế tự nhiên phun hết ra ngoài…, khiến người mẹ bình sinh chưa từng biết hối hận là gì của cô cũng phải thốt lên bà có hai chuyện hối hận nhất cả đời, một là đã sinh ra cô, hai là đã để bố cô đưa cô về quê.
Nhưng với Thư Mạn mà nói, mẹ cô yêu cầu là một chuyện, cô làm hay không lại là chuyện khác, bản tính tự do thích làm theo ý mình của cô làm sao mẹ có thể dễ dàng thay đổi được. Thư Mạn chẳng quan tâm đến thứ gì, cả ngày chỉ tươi cười hớn hở vô ưu vô lo. Ngoài việc bà ngoại qua đời, kí ức về những năm tháng ấu thơ dường như không có chuyện gì khiến cô quá đau buồn. Bản tính cô không sợ trời cũng chẳng sợ đất, ngày đầu tiên đi học sau khi về thành phố, cô đánh nhau với bạn học, bị bố mẹ bạn học và thầy cô hỏi tội là chuyện thường như cơm bữa, không có vấn đề gì khó khăn với cô. Điều phiền phức nhất thời niên thiếu của Thư Mạn và khiến cô cảm thấy vô vị nhất đó chính là việc phải chơi piano. Cô ghét nó thậm tệ, nhưng đó lại đúng là bước đi đầu tiên mà mẹ dùng hòng “cải tạo” cô thành một đứa trẻ thành phố đích thực.
Thư Mạn cũng có nhạc cụ của riêng mình, đó là một chiếc đàn nhị cũ. Cô biết kéo nhị ngay từ khi còn rất nhỏ, lúc vẫn ở dưới quê. Mỗi khi nhàn nhã, Thư Mạn thường lôi nó ra và kéo vài khúc nhạc. Đường Đào Lý mà nhà họ Thư đang sống là khu nhà giàu, tập trung các bậc thượng lưu, người nổi tiếng, còn tiếng đàn nhị mà Thư Mạn thi thoảng kéo lại chẳng khác gì tiếng nhạc của những người hành khất. “Nghe cô ba nhà bà kéo đàn là muốn khóc” là câu mà hàng xóm nhà cô hay nói. Mẹ cô nghe thế cảm thấy không vui, bà không cho Thư Mạn chơi đàn nhị, nói con gái kéo nhị giống như kẻ ăn xin, không có khí chất. Nhưng bố cô lại thích, ông phản bác vợ: “Nhị cũng là một loại nhạc cụ, còn là tinh hoa dân tộc, sao nói là ăn xin được?”
Có bố chống lưng, mẹ cô cũng không dám phản đối gay gắt, nhưng lại ép Thư Mạn học chơi piano cùng chị, bà nói con gái chơi piano rất có phong thái, sau này sẽ có nhân duyên tốt. Ý của câu nói này chính là con gái học đánh piano sẽ có thể tìm được một đối tượng tốt. Thư Mạn lúc đầu thà chết chứ không khuất phục, nhất quyết không chịu học đàn piano, mẹ cô liền đe dọa, nếu không học thì cũng không được kéo đàn nhị. Chiêu này quả nhiên có tác dụng. Thư Mạn đành cố ép mình cùng học với chị. Âm nhạc quả là sợi dây kết nối kì diệu, Thư Mạn rất nhanh sau đó đã biết chơi piano, nhưng cũng chỉ dùng lại ở biết chơi thôi, cô cũng ý thức dù cô có đánh đến đứt hơi ngừng thở cũng không thể vượt qua được Thư Tần được. Thư Tần bốn tuổi đã học đàn, ai có thể đuổi kịp cô?
Mẹ cũng không có ý kiến gì với việc này, bà ép Thư Mạn học piano chẳng qua cũng chỉ muốn cô có được phong thái như những đứa trẻ thành phố khác, còn học ra thế nào bà không thật sự để ý tới. Những yêu cầu của bà với Thư Tần thì khác. Thư Tần mười chín tuổi đã học ở Học viện âm nhạc, lại chuẩn bị ra nước ngoài học chuyên sâu, việc trong nhà có một nhà piano nổi tiếng là chuyện vinh quang nhất của nhà họ Thư, mẹ cô vì thế mà vui không biết mệt gì.
Thư Tần ý thức trên vai mình đang gánh vác kì vọng của bố mẹ nên học đàn rất nghiêm túc, không giống như em gái Thư Mạn của mình, phần lớn thời gian đều vừa chơi vừa học. Một bản nhạc hay qua bàn tay Thư Tần càng khiến nó có thêm sức sống, nhưng rơi vào tay Thư Mạn chẳng khác nào tiếng sấm bên tai, không tài nào nghe ra đó là bản nhạc gì. Cất công mời rất nhiều giáo viên tới, nhưng người nào cũng cúi đầu chào thua với Thư Mạn.” Không sao, dạy cơ bản là được rồi”, mẹ cô vẫn thường phải trấn an các thầy dạy nhạc như vậy.
Thế nhưng, mẹ cô cũng có điều sầu khổ. Thư Mạn đánh đàn loạn nhạc thì thôi, bài vở kém cũng đành, nhưng lại thường hay gây họa. Cuối cùng, mẹ cô cũng không thể chịu đựng được hơn, bỏ quách Thư Mạn vào học trường nữ sinh ký túc duy nhất của Ly Thành, chịu sự quản lý khép kín, để thầy cô trong trường từ từ trị cô. Đây chính là trường trung học nữ sinh Mary rất có tiếng tăm, có gần trăm năm lịch sử. Cả khuôn viên trường từ kiến trúc, môi trường hay phương pháp giáo dục đều được phương Tây hóa, mời nhiều giáo viên nước ngoài, nơi đây nổi tiếng về dạy bộ môn ngoại ngữ và nghệ thuật. Mẹ cô trước giờ đều theo mốt Tây, nơi đây vừa chuẩn thích hợp với bà, vì vậy bà không tiếc đốt một khoản tiền lớn vào đó, lại nhờ vào thanh danh của hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Thư Bá Tiêu, cuối cùng bà cũng nhét được Thư Mạn vào.
Kỷ luật trường nữ sinh Mary vô cùng nghiêm khắc, cách họ p