Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bản Sắc Anh Hùng

Bản Sắc Anh Hùng

Tác giả: Kim Lưu

Ngày cập nhật: 22:40 17/12/2015

Lượt xem: 1341421

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1421 lượt.

Đức là người - sống sao đừng thẹn
Đạo là đường - chớ lạc bến mê
Thiền là tâm - chớ sinh ma chướng
Y giúp đời - võ tráng kiện nhân thân.​


Đức - Đạo - Thiền - Y - Võ, bài thơ bốn câu đó được khắc lên một tấm bia đá lớn dựng sừng sững trước cổng Võ Quán Huỳnh Gia tại tỉnh Long An, miền Tây Việt Nam. Phủ Huỳnh Gia, truyền từ bao đời nay, là một tòa phủ đệ rộng lớn có kiểu kiến trúc cung đình cổ xưa, chính xác là từ thời nhà Nguyễn, nằm trên một con đường đất nhỏ tại một làng quê đậm chất miền Tây Nam Bộ. Nổi lên sừng sững giữa một cánh đồng lúa bạt ngàn của một làng quê thanh bình, sau có núi, trước có sông, tòa phủ thoạt trông tựa một hòn đảo giữa biển lúa xanh trập trùng, dáng dấp vừa thâm trầm mà cũng vừa cổ kính. Bài thơ do chính tay Vua Gia Long Nguyễn Ánh đề tặng cho tổ sư khai môn là Huỳnh Tường Đức.
Huỳnh Tường Đức nguyên là mãnh tướng dưới trướng vua Nguyễn Ánh. Nhớ năm xưa khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ đích thân dẫn quân vào nam tiêu diệt vua quan nhà Nguyễn. Nguyễn Phúc Ánh là hoàng thân duy nhất giữ được mạng sống mà trốn thoát. Kể từ đó ông bắt đầu một cuộc sống lang bạt, trốn chạy khắp nơi để tránh sự lùng bắt của nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh lòng mang hùng tâm, tuy sống cuộc đời lưu vong, phải cậy dựa vào đủ các thế lực ngoại bang, nhưng không ngừng mưu đồ dựng lại cơ nghiệp, chiếm lại giang sơn, rửa mối nhục mất nước. Huỳnh Tường Đức là chiến tướng theo vua Nguyễn Ánh, không ít lần cùng vua vào sinh ra tử, thân với vua như ruột thịt. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực lẫn gian truân, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì cảm cái sự trung thành của tướng quân Huỳnh Tường Đức nên vua đã ban cho ông quốc tính, gọi là Nguyễn Huỳnh Đức, lại phong cho ông làm quan trấn thủ Bắc Thành và sau là cả thành Gia Định phồn hoa. Người đời gọi là Hổ Tướng Thành Gia Định.
Nguyễn Huỳnh Đức trong giới võ thuật ngày đó danh chấn bốn phương, người trong giang hồ nghe qua danh ông chẳng khác gì sấm động bên tai. Được như vậy là do dòng họ Huỳnh Gia có truyền thống võ học lâu đời, tinh hoa tích tụ nhiều không sao kể xiết. Luận về võ công không ai là không công nhận rằng võ Huỳnh Gia cao thâm khôn lường, ảo diệu khôn tả, gia số trùng trùng. Người học võ ai cũng phải ngả mũ kính phục, xem Huỳnh gia là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ học Việt Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huỳnh Đức lại là nhân tài trăm năm khó gặp, văn võ toàn tài khó ai sánh kịp, không những kế thừa triệt để tinh hoa võ học của dòng họ mà còn không ngừng nghiền ngẫm, cải biên để đưa nó phát triển lên một tầm cao mới.
Ông thân là thượng quan của triều đình, vinh hoa phú quý tột đỉnh, nhưng lại mang tấm lòng vô cùng quảng đại và gần gũi với quần chúng nhân dân. Lòng ông ngày đêm mang nỗi trăn trở phải làm được gì đó để giúp đỡ cho bá tánh, vốn còn đang sống trong cảnh nghèo nàn và mê muội. Nghĩ rằng những tinh hoa võ công mà dòng họ gầy dựng được không phải chỉ là tài sản riêng của dòng tộc, mà còn là tài sản chung của văn hóa đất nước, là kết tinh của tinh thần dân tộc, cần phải truyền bá rộng rãi cho quần chúng nhân dân. Cuối cùng ông bèn đăng đàn khai môn, mở ra Huỳnh Gia Võ Quán làm nơi dạy dỗ võ công cho tất cả mọi người, ai muốn học thì vào học. Mục đích cũng không ngoài việc cường thân kiện thể, nâng cao tố chất của người Việt Nam.
Tôn chỉ lớn trong việc tập luyện võ công Huỳnh Gia, là yếu chỉ tập luyện mà mọi môn sinh đều phải thấm nhuần, đó là: “Đức - Đạo - Thiền - Y - Võ”. Đây chính là đường hướng luyện tập mà tổ tiên các đời Huỳnh gia đã di truyền lại cho con cháu. Chữ Đức ý bảo người học võ trước hết phải rèn luyện nhân đức, cốt cách cho xứng đáng. Sau đến là chữa Đạo, tức phải sống có lý tưởng, hướng đến chân lý ngay thẳng. Tiếp theo là chữ Thiền, là rèn luyện tinh thần cho vững, tấm lòng cho sạch. Sau cùng mới là chữ Võ và chữ Y, tập võ là để cường thân, đẩy lui bệnh tật. Các đời trưởng môn Huỳnh Gia luôn dùng tôn chỉ đó để răn học trò rằng: võ công nhất thiết phải đi kèm với một tấm lòng quân tử, nếu không thì tất gây họa. Võ càng cao thì họa gây ra càng lớn.
Ngày lễ khai môn tưng bừng cờ hoa, đích thân vua Gia Long đại giá quang lâm, ngựa xe rầm rập tới tận cửa chúc mừng, trong lúc cao hứng đã ban một bài thơ làm quà, chính là bài thơ trên.
Bài thơ nêu bật con đường tu tập của người học võ, được Huỳnh Gia lưu giữ như một ân điển quý báu. Đến đời chưởng môn thứ tư là Huỳnh Thái, ông cho khắc bài thơ lên một phiến đá lớn lấy từ Đông Hải rồi cho dựng lên trước cổng môn phái, lưu truyền tới tận ngày nay.
Các đời chưởng môn của Huỳnh Gia nhìn chung ai nấy đều văn võ song toàn, danh vang thiên hạ, rất được nể phục không chỉ trong giới võ thuật mà còn cả ở những người dân bình thường. Phủ Huỳnh gia vì thế từ lâu đã trở thành một biểu tượng sừng sững cho nền võ đạo cả nước.
Truyền đến nay thì đã là đời chưởng môn thứ bảy, Huỳnh Tiết. Huỳnh chưởng môn kế thừa tinh hoa võ học, y học, nho học của dòng tộc nên trên thì thông hiểu s


XtGem Forum catalog