
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 22:45 17/12/2015
Lượt xem: 1341894
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1894 lượt.
Cậu
tôi mình trần, nằm nghiêng trên bậc đặt quan tài, sau lưng là vết thương to chừng
miệng bát đang rỉ máu đỏ sẫm, lộ rõ trên vùng da trắng bệch dị thường.
Cậu
tôi tên là Tôn Anh Thạch, hồi trẻ từng tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn ở Thẩm
Dương, và là họa sĩ sơn dầu nổi tiếng vùng Đông Bắc. Cậu làm việc tại Học viện
Hội họa thành phố Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh, và cũng là Ủy viên Chính hiệp thành
phố Cẩm Châu.
Cuối
tháng Sáu năm 2009, khi tôi đang học bồi dưỡng để nâng lên cấp tá tại Học viện
Cảnh sát Đại Liên, thì bỗng một hôm nhận được điện thoại của mẹ nói cậu bị tai
biến mạch máu não. Cậu cháu tôi xưa nay vốn rất thân thiết, vì thế sau khi nhận
được tin báo, tôi lập tức xin nghỉ phép và lái xe về thăm cậu.
Cậu
tôi cả đời chưa từng kết hôn, tuy về già thường hay ốm yếu bệnh tật nhưng vẫn một
mực ở vậy, chỉ thuê một bà ô-sin về chăm sóc dọn dẹp nhà cửa. Nghe mẹ tôi nói,
cậu đổ bệnh đột ngột, khi mọi người đưa đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ đã
thông báo với người nhà cần chuẩn bị lo hậu sự cho cậu.
Khi
tôi cuống cuồng xông vào phòng bệnh thì cũng là giây phút cuối cùng cậu tỉnh
táo trước lúc ra đi. Cậu nằm duỗi thẳng trên giường bệnh, mở to mắt nhìn xung
quanh, nói năng bỗng trở nên lưu loát lạ thường, nhưng điều cậu trăng trối khiến
mọi người ai nấy đều vô cùng ngạc nhiên. Cậu nói nhỏ nhưng rành mạch từng chữ:
- Mọi
người hãy nhớ, khi ta chết không được báo cho bất kì ai, phải hỏa táng ngay, tất
cả tranh vẽ trong nhà cũng phải đốt hết.
Cậu
vừa dứt lời, mọi người liền quay sang nhìn nhau, không ai hiểu nổi tại sao cậu
lại không muốn cho người khác biết. Còn những bức tranh nữa chứ, chúng có tới
mười mấy bức, trong số đó có cả những bức thư họa của các danh nhân mà cậu sưu
tập được, chúng đều rất đáng giá, chí ít cũng không dưới năm triệu tệ. Nay một
mồi lửa đốt sạch, chẳng khác nào ném đi vé số độc đắc.
Thấy
chúng tôi chẳng nói chẳng rằng, cậu bỗng như bị kích động, hai tay túm chặt ga
giường, cố gượng chút sức lực cuối cùng ngóc đầu lên, đau khổ kêu gào:
- Mọi…
mọi người… thiêu ta, thiêu… thiêu luôn… những bức tranh đó.
Cậu
thở hổn hển, lồng ngực phập phồng liên hồi, miệng không ngừng van nài:
- Cầu…
cầu xin mọi người… đốt hết… đốt hết… Hãy nhận lời với tôi… nhận lời tôi…
Nói
xong, dường như do quá gắng sức, cổ họng cậu rung lên, mặt mày tím tái, mắt hằn
những tia máu, trông hết sức đáng sợ.
Mọi
người có mặt trong phòng bệnh lúc đó đều cảm thấy có điều gì đó vô cùng kỳ dị
và khó hiểu, như thể nếu không làm theo lời trăng trối ấy, cậu sẽ chết mà không
nhắm mắt vậy.
Mẹ
tôi là người đầu tiên đưa ra phản ứng, bà lao đến ôm lấy cậu, vừa rấm rứt khóc
vừa nghẹn ngào đáp lời:
-
Thạch ơi, em yên tâm, chị nhận lời em, sẽ đốt… đốt hết!
Nghe
mẹ tôi nói vậy, cậu dần bình tĩnh trở lại, hai bên mép giật giật mấy cái, thở
dài một hơi rồi từ từ nhắm mắt. Cậu tôi đã ra đi.
Cả
căn phòng chìm trong tiếng khóc, mẹ tôi quỳ sụp xuống bên cạnh giường bệnh, nước
mắt giàn giụa. Bà không ngừng vuốt vuốt mái tóc em trai mình, nghẹn ngào nói:
-
Thạch ơi, em… em yên tâm ra đi nhé, chị và mọi người nhất định sẽ không cho ai
biết, nhất định sẽ đốt hết những bức tranh đó đi.
Thấy
mẹ quá xúc động, toàn thân run rẩy như sắp ngất đi, tôi cố kìm nước mắt, dặn bố
và La Viễn Chinh đưa mẹ về nhà nghỉ ngơi. Đợi mọi người ra khỏi phòng bệnh, tôi
và mấy người anh em bắt đầu lo việc hậu sự cho cậu.
Lòng
đau như cắt, tôi cố giấu nước mắt, đặt di hài cậu nằm ngay ngắn, sau đó với tay
định kéo khăn trùm lên đầu cậu. Nhưng lạ thay, đúng khoảnh khắc ấy, hình như
tôi nhìn thấy khóe cười trên gương mặt cậu.
Tôi
ngẩn người, tưởng mình bị hoa mắt, vội giật chăn ra, cúi sát đầu nhìn – quả
đúng là cậu cười. Tuy hai mắt nhắm nghiền, nhưng môi cậu lại hơi nhếch về bên
phải, dường như cậu rất hài lòng vì trước khi chết, chúng tôi đã đồng ý làm
theo di nguyện của cậu.
Không
nén nổi tò mò, tôi đưa tay ra vuốt nhẹ lên mặt cậu, các thớ thịt vẫn ấm và mềm.
Nụ cười ấy của cậu vẫn không hề biến mất, mà trái lại, càng trở nên rõ hơn, đọng
nguyên trên khuôn mặt cậu. Rõ ràng trước khi rời khỏi cõi trần gian, cậu tôi đã
phải cố hết sức mình mới để lại nụ cười cuối cùng này. Lúc đó hẳn cậu thực sự
thấy rất vui.
Tôi
khẽ lắc đầu, nhẹ nhàng thu tay lại, mắt vẫn không ngừng nhìn chăm chăm vào mặt
cậu. Dù đau đớn tột cùng nhưng trong đầu tôi vẫn hiện ra một câu hỏi lớn, tại
sao cậu tôi lại để lại lời trăng trối kỳ lạ đến thế?
Tuy
mẹ tôi nhận lời với cậu, nhưng khi lo chuyện hậu sự cả nhà vẫn nảy sinh ý kiến
bất đồng nghiêm trọng. Rất nhiều người trong họ nghe xong chuyện này đều kịch
liệt phản đối. Họ cho rằng cậu là niềm tự hào của dòng họ, nếu tiễn đưa trong
yên lặng như thế, nhỡ khi có người hỏi đến sẽ chẳng biết ăn nói ra sao, vì thế
họ muốn phải tổ chức tang lễ thật hoành tráng. Còn mẹ tôi do đã hứa với người
đã khuất nên nhất định yêu cầu phải làm theo di nguyện, nếu không cậu sẽ không yên
lòng nhắm mắt.
Mọi
người tranh cãi rất lâu, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng đôi bên