
Tiểu Thư Nhà Nghèo Và Hoàng Tử Kiêu Ngạo
Tác giả: Phỉ Ngã Tư Tồn
Ngày cập nhật: 04:19 22/12/2015
Lượt xem: 134306
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/306 lượt.
ng, thấy dáng vẻ bây giờ của cô dần dần cũng yên tâm hơn. Tĩnh Uyển hiếm khi được vào trong núi, thấy cái gì cũng mới mẻ, lúc đầu Thặng Nhi hỏi một câu mới đáp một câu, sau đó cô hỏi đây là cây gì, đó là hoa gì… dần dần cũng trở nên thân thuộc hơn.
Mùa thu lạnh dần, gió thổi rì rào lách qua cây cối, giữa cây có tiếng côn trùng như đan dệt, bên này đang hát, bên kia đang ca, chít chít rít rít trầm bổng không ngừng, Thặng Nhi nhanh tay nhanh mắt, bắt ngay một con dế lớn đậu trên cỏ, lấy lá cỏ buộc lại, đưa cho Tĩnh Uyển. Tĩnh Uyển mừng rỡ đón lấy, thắt lá cỏ vào chiếc lá cọ, cầm đầu ngọn cỏ chọc chọc con dế, vô tình để lộ tính khí trẻ con, Nghiêm Thế Xương thấy cũng phải phì cười.
Đi đường như thế suốt ba, bốn ngày liền, con đường họ đi rất hẻo lánh, ngoài người bản địa rất ít người biết. Cho nên tuy chặng đường rất cực nhọc nhưng bình yên thuận lợi. Nghiêm Thế Xương rất kính phục cô, nói: “Tiểu thư quả thật không thua kém đấng mày râu”.
Tĩnh Uyển cười đáp: “Anh coi tôi là thiên kim đại tiểu thư, hẳn là có phần coi thường tôi rồi”.
Nghiêm Thế Xương liên tục nói “Không dám”.
Tĩnh Uyển phì cười, nói: “Anh đừng vâng vâng dạ dạ thế, anh tuy là thuộc hạ của cậu Sáu, nhưng đâu phải thuộc hạ của tôi”.
Nghiêm Thế Xương nói: “Thế Xương phụng mệnh bảo vệ tiểu thư, cho nên hiện tại chính là thuộc hạ của tiểu thư”.
Tĩnh Uyển cười nói: “Lần này may nhờ có anh, nếu anh cứ vâng vâng dạ dạ thế tôi sẽ phạt anh đấy”.
Nghiêm Thế Xương lại “vâng” một tiếng, lần này đến Thặng Nhi cũng cười, Tĩnh Uyển nói: “Vừa mới nói xong, lại phạm lỗi, phạt anh hát”.
Nghiêm Thế Xương theo Mộ Dung Phong từ nhỏ, lên ngựa quản quân, xuống ngựa quản dân, sống trong rừng gươm đao bão đạn cho đến ngày hôm nay, bình thường những đồng bào mà anh chung sống đều là đàn ông hào khí vời vợi, xưa nay không coi trọng phụ nữ yếu đuối, nhưng đồng hành cùng vị Doãn tiểu thư này lại thấy cô phóng khoáng, bình dị dễ gần, không chỉ không hề kiêu ngạo mà còn kiên nhẫn, đến đàn ông bình thường cũng không bì được. Đáng quý nhất là một thiên kim tiểu thư, suốt dọc đường ăn lương khô uống nước lạnh, chân tay phồng rộp cả lên cũng không chau mày. Trong lòng anh tôn trọng cô, nghe cô nói muốn phạt anh hát, cảm thấy khó xử, mặt mày đỏ bừng lên – điều mà xưa này chưa từng xảy ra với anh: “Tôi không biết hát”.
Tĩnh Uyển vỗ tay cười nói: “Nói dối, người nào trên thế giới này mà chẳng biết hát, mau hát một bài, nêu không tôi và Thặng Nhi đều không chịu”.
Nghiêm Thế Xương không biết làm thế nào, anh cũng không biết hát nhiều bài, đành hát một điệu dân ca quê nhà: “Trước núi sau núi trăm hoa đua nở, hái một nhành hoa cài lên tóc, người trước người sau quay đầu lại nhìn, có ai đến hái hoa yêu hoa yêu…”. Giọng anh khàn thôi, nhưng thấy Tĩnh Uyển cười rất chăm chú nghe, nên lại hát tiếp: “Trước núi sau núi trăm hoa đua nở, hái một nhành hoa cài lên tóc, người trước người sau quay đầu lại nhìn, có ai đến lấy chị yêu chị, bướm hồng cũng biết hoa yểu điệu, bay đến bên cạnh chị, chẳng lẽ anh cứ đờ đẫn như thế, đờ đẫn như thế, còn muốn em nhét vào tay anh, nhét vào tay anh…”.
Móng lừa gõ trên con đường đi, âm thanh trong trẻo, làm kinh động mấy chú chim non phía xa xa, chúng phành phạch vỗ cánh bay lên trời. Những ngày tháng trước đây của anh, hoặc là liếm máu trên bảng súng đầu đao, hoặc là uống rượu cá tiền với anh em, hoặc là say đắm trong nhà thổ chốn ngõ nhỏ, chưa bao giờ nghĩ rằng, mình sẽ ngồi trên lưng lừa cất cao tiếng hát giữa núi rừng thế này, nhưng thấy khuôn mặt cô tươi cười, trong lòng dù thế nào cũng không nỡ làm phật ý cô.
Thế Xương hát hết một bài, Tĩnh Uyển cười nói: “Hát hay như thế còn nói không biết hát”.
Chiếc roi trong tay Nghiêm Thế Xương đã dính đầy mồ hôi, anh yên lặng vài giây, cười nói: “Giọng cậu Sáu mới hay, thỉnh thoảng nghe thấy cậu ấy gọi một phách, còn vang hơn mấy diễn viên nổi tiếng đó”.
Tĩnh Uyển cười mỉm, nói: “Tôi thật sự không biết đấy, lần sau nhất định bắt anh ấy hát”. Cô lại thuận miệng hỏi anh: “Cậu Sáu của các anh lúc nhỏ trông thế nào?”.
Nghiêm Thế Xương cười đáp: “Lúc đại soái còn sống, cậu Sáu cũng rất nghịch ngợm, đại soái hễ tức giận là cầm chổi lông gà đánh cậu ấy, không đánh gãy chổi tuyệt đối không tha. Lúc đó cậu Sáu chỉ tầm mười tuổi, có lần gây chuyện bên ngoài, biết đại soái sẽ đánh, cho nên cầm dao cắt một vết sâu bảy, tám phân trên chiếc chổi lông gà mới. Đại soái về đến nhà, quả nhiên cầm chổi đánh, mới đánh được hai cái đã gãy, đại soái sững lại hỏi: “Sao loại chổi này bây giờ lại đểu thế?”. Người ở nhà trên ai cũng biết là cậu Sáu bày trò, đều ôm bụng cười lỉnh ra ngoài”.
Tĩnh Uyển cũng mỉm cười, mắt nhìn con đường núi trước mặt, hình như hơi thẫn thờ, lúc này mặt trời lặn xuống núi, ánh sáng như dát vàng, Nghiêm Thế Xương cảm thấy đôi mắt cô như thủy tinh, còn phát sáng óng ánh hơn cả chiều tà rực rỡ đó.
Cô quay mặt đi, má phớt hồng như ráng chiều, nói: “Nghiêm đại ca, sau đó thì sao?”. Cô gọi tiếng “đại ca” rất tự nhiên, Nghiêm Thế Xương không dám trả lời, đương lúc chầ