
Tác giả: Thái Trí Hằng
Ngày cập nhật: 04:16 22/12/2015
Lượt xem: 134386
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/386 lượt.
i càng không quên được.
“Nhưng có người lại muốn nhớ lại những chuyện đã lãng quên.”
Cô sau khi nói xong, liền nhìn chằm chằm tôi.
Ký ức của tôi từ sự kiện thuở ấu thơ đó về sau đều không rõ ràng, luôn luôn mơ hồ ngắt quãng. (sự kiện ấu thơ ở chương 1 ! )
Nói ví dụ như, tôi luôn nhớ rõ tên cô ấy là Lị Vân, nhưng lại không thể nhớ được họ của cô.
Có lẽ đúng như lời Lị Vân, tôi luôn muốn nhớ lại những chuyện đã từng quên.
Nhưng vấn đề thường là, tôi ngay cả đã “quên” cái gì cũng không biết.
Như thế rốt cục phải cố gắng nhớ lại điều gì?
“Dì ơi, cho cháu một cốc nước nho.”
Đứa con cả của thím Lý học lớp sáu bước vào trong quán, gọi một ly nước.
Lị Vân thấy nó mặt mày ủ dột mới hỏi: “Cháu làm sao vậy?”
“Con chó mà cháu nuôi đã chết ngày hôm qua mất rồi.” Nó nói.
“Đừng buồn bã quá.” Tôi an ủi.
Nó liếc tôi một cái, không nói gì.
Đoạn nó cầm ly nước lên, uống một ngụm rồi hỏi tôi: “Chú có thể nắm được sinh mệnh sao?”
Tự dưng hỏi một vấn đề thâm sâu như vậy, tôi trở nên lắp bắp, nói không ra lời.
“Sinh mệnh…” nó uống một ngụm rồi thở dài thườn thượt, tiếp theo nói:
“Thực sự là vô thường.”
“Anh mới 11 tuổi thôi, anh hai!” Tôi lớn tiếng quát.
Lị Vân nhịn không nổi bèn cười phá lên.
Từ đó về sau, thời gian tôi ở quán của Lị Vân càng ngày càng dài ra.
Sau khi cơm nước xong xuôi, uống xong cà phê, tôi sẽ đến ngồi bên quầy bar, nghe chuyện của người khác.
Rất nhiều người muốn quên đi một thứ gì đó, đáng tiếc là không được toại nguyện, vì vậy có vẻ như chẳng còn cách nào.
Có đôi lúc tôi chợt cảm thấy thật may mắn vì trí nhớ không tốt, bởi thế có lẽ đã quên đi nhiều chuyện đau buồn.
Nhưng có khi lại càng muốn biết, bản thân rốt cục đã quên cái gì?
Có lẽ nào tôi, ông Chu và Vương nữ sinh như nhau, cũng từng muốn quên đi những mối tình khắc cốt ghi tâm?
Nhưng bởi vì thiên phú dị bẩm của tôi, trong đầu có một cơ chế tự bảo vệ mình giống như một chiếc máy tính, có thể xem những chuyện muốn quên là vi-rút được máy tính quét sạch, cho nên mới có thể hoàn toàn quên đi như vậy?
Là như vậy sao?
“Cậu đặt tên cửa hàng là «Lãng quên», như vậy chắc hẳn cậu muốn quên đi chuyện gì đó.” Tôi hỏi Lị Vân: “Cậu muốn quên đi cái gì thế?”
“Không.” Lị Vân lắc đầu, “Tôi không muốn quên.”
“Không muốn quên?”
“Tôi rất sợ phải quên đi, cũng sợ hãi bị quên đi.” Cô cười, “Cho nên mới đặt tên quán là «Lãng quên»”.
“Logic này thật là lạ.”
“Cậu hôm nay có chuyện gì đặc biệt không?”
“Sao cậu luôn hỏi chuyện này thế?”
“Bởi vì không muốn kí ức ngày hôm nay của cậu bị lãng quên.”
“Hả?”
“Nói đi.” Cô cười.
“Trong công ty tôi có một nữ đồng nghiệp hôm nay vừa sinh một bé trai.” Tôi nói.
“Ừ.” Cô gật đầu, “Nếu tính thời gian, ngày sinh cũng không sai biệt lắm.”
“Cậu biết cô ấy?”
“Không.” Cô nói, “Là cậu nói cho tôi.”
“A?”
“Lần thứ hai cậu đến quán, đã từng kể cho tôi nghe trong công ty có một nữ đồng nghiệp mang thai hơn bốn tháng.
Hiện giờ đã qua năm tháng rồi, cũng nên sinh.”
“Tôi đến nơi này đã năm tháng rồi sao?”
“Đúng vậy, trong năm tháng quá, tính cả hôm nay cậu đã đến «Lãng quên» tổng cộng 63 lần.”
“63 lần?” Tôi kinh ngạc, “Cậu làm sao biết rõ thế?”
“Ừ.” Cô cười, “Bởi vì tôi không chỉ là người kì quái, mà còn là một người nhàm chán nữa.”
Tôi không chỉ quên đã kể cho cô chuyện nữ đồng nghiệp mang thai, cũng không có cảm giác đã trôi qua năm tháng.
Càng đừng nói là đã bước vào «Lãng quên» 63 lần.
Khiến cho tôi mỗi khi hồi tưởng lại, đối với thời gian trôi qua quá nhanh liền cảm thấy khiếp sợ.
Giống như chuyện gì cũng chưa từng phát sinh, mà thực chất lại xảy ra rất nhiều năm về trước.
Có phải hay không vì trí nhớ tôi không tốt, cho nên đối với thời gian cảm giác thật trì nộn?
Buổi chiều một ngày nghỉ nọ, tôi đang ở nhà xem tivi. Tiếng điện thoại đột nhiên vang lên, là người quản lí gọi tới.
“Tô tiểu thư mời anh đến cửa hàng của cô ấy.” Anh ta nói.
“Tô tiểu thư?” Tôi nhất thời không nhận thức được ai là Thâu tiểu thư hay Doanh tiên sinh. (Thâu: thua, Doanh: thắng)
“Chính là cửa hàng ăn uống ở sảnh nhà A.”
“A!” Tôi vỗ vỗ đầu. “Tôi lập tức qua ngay.”
Đi thang máy xuống tầng, qua sân chính, qua cổng khu nhà, quẹo trái chính là cửa hàng của Lị Vân.
“Tôi lại tới đây.” Tôi đẩy cửa bước vào, thấy Lị Vân đang đứng ở quầy bar vẫy vẫy tay gọi.
Tôi bước về phía quầy bar, thấy bên cạnh cô đang đặt thứ gì nhìn như máy chém, cao chừng 40 cm.
Mặt trước có treo những cái chén thủy tinh nhỏ hình số 8, dưới có một nút nhỏ hình như để điều chỉnh. Bên dưới máy cắt đặt một bình nước cũng làm bằng thủy tinh.
“Tôi chỉ phương pháp làm cà phê đá cho cậu xem.” Tôi còn chưa kịp mở miệng, cô đã nói tiếp:
“Hạt cà phê trước tiên cần nghiền nát thành bột, bất quá thời gian xay cũng không được quá ngắn.”
Tôi đang định hỏi lúc nào thì mới có cà phê đá, cô vừa khéo khởi động máy xay hạt.
Cà phê bị nghiền nát kêu oa oa.
Cô cầm ra một cái chén kim loại nhỏ, trên có để sẵn một cái phin, dùng để lọc c