
Tác giả: Ngải Mễ
Ngày cập nhật: 04:06 22/12/2015
Lượt xem: 1341729
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1729 lượt.
c nghề.
- Làm thợ có thể kiếm được bao nhiêu?
- Rất ít, mấy chục đồng, sao vậy?
Cô cười cười, cúi đầu thấp nói:
- Không có gì. Hồi ấy anh nói anh kiếm tiền rồi đến thành phố E tìm em, ngày nào em cũng hỏi mẹ, sao anh vẫn chưa tới, mẹ sợ em lo phát ốm nên nói phải đợi đến khi anh làm thợ bậc hai bậc ba mới kiếm được đủ tiền, vì thợ học việc nghèo lắm.
Anh không trả lời.
Cô ngước mắt nhìn Vệ Quốc, phát hiện anh đang sững sờ nhìn cô, cô hỏi:
- Sao vậy?
Anh tiếp tục ngây ra một lát mới nói:
- Thợ học việc không kiếm được bao nhiêu, nhưng anh vẫn đến thành phố E.
- Thật sao? Lúc nào?
Anh bảo năm đó, cô tiếc nuối nói:
- Lúc đó em lên tỉnh rồi. Anh đến thành phố E thật sao?
- Em không tin? Em có thể đi hỏi mấy thầy cô già ở trường trung học đó, chắc chắn họ vẫn còn nhớ, lúc anh đến chủ nhiệm Trần vẫn còn ở đó.
Mắt cô như bị một màn sương che phủ, quay mặt đi nhìn ra phía khác, nhưng cô có thể cảm nhận anh đang nhìn cô. Một lát sau cô quay đầu lại, cố nói với giọng thoải mái:
- Vậy anh có đến mấy nơi khi xưa không, như cái nhà máy, con suối đó.
- Nhà máy vẫn còn ở đó, lò hơi nước cũng còn ở đó, con suối hình như đã cạn khô rồi, rất bẩn.
- Anh giúp họ đốt than không?
- Ha ha, không, không có ai ăn đá nữa, anh giúp họ đốt than làm gì?
- Anh không ăn đá nữa à?
- Ăn đá buốt răng.
Cô ngại nhắc đến chuyện bị ngã xuống nước, chỉ than thở:
- Em cứ tưởng không còn được gặp lại anh nữa.
- Anh cũng vậy.
- Không ngờ lại gặp nhau ở đây.
- Anh cũng không ngờ.
- Anh đỗ đại học năm nào?
- Sinh viên đại học công nông binh[2'>.
[1'> Sau Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc thực hiện chế độ tuyển sinh đại học như thời Đường – tức là theo chế độ tiến cử, sinh viên đại học trực tiếp được tuyển từ thành phần nông dân, binh sĩ, mà không phải qua thi cử. Công nhân, nông dân hoặc binh sĩ từ ba năm trở lên là được làm sinh viên.
- Sao anh lại chọn chuyên ngành này?
- Sao? Chuyên ngành này không hay à?
- Hay chứ sao lại không hay? Con trai của bác sĩ quan dạy Triết học Mác – Lê nin trúng tủ quá còn gì.
Anh cười ngượng ngùng:
- Anh đã từng nói với em, con người anh không thích học, nhưng bố anh cứ nhất quyết bắt anh học.
- Không học thì đánh anh?
- Ha ha! Không, sau này ônh không còn hay đánh anh nữa. Em biết sao ông lại dỗ anh học đại học không?
Cô nghĩ không ra:
- Bố anh nói: Nhà cô giáo Đào là nhà có học, cô ấy coi thường con, chính là vì con không xuất thân từ gia đình có học. Cả đời bố không học nổi đại học, nhưng con nhất định phải học, không học thì nhà cô giáo Đào sẽ coi thường con.
- Cho nên anh đã học?
- Ừ.
Cô hỏi mạnh dạn hơn:
- Khi đó có phải bố anh thích mẹ em không?
- Chắc chắn rất thích, đến bây giờ ông vẫn thường xuyên nhắc đến mẹ em.
Cô buột miệng:
- Mẹ em cũng thường xuyên nhắc đến bố anh.
- Thật sao? Anh nghĩ mẹ em rất hận bố anh.
Cô nói một cách thẳng thắn:
- Rất rất hận, nhưng bà vẫn thường xuyên nhắc đến, là rủa bố anh, nói bố anh đã hại bố em.
Mặt anh lộ vẻ không nén nổi tức giận.
Cô lập tức kể tình hình của bố.
Anh cứ lặng lẽ ngồi nghe, cuối cùng nói:
- Bố em bố anh đều là những người bị hại.
Kể từ đó môn Triết học Mác – Lê nin đã trở thành một môn học mà Sầm Kim mong chờ nhất.
Đợi mãi mới đến buổi học Triết học Mác – Lê nin tiếp theo, cô vẫn ngại chạy lên ngồi ở bàn phía tước, sợ bạn bè đoán ra, cũng sợ thầy Doãn cười mình nên cô vẫn ngồi phía sau cùng, nhưng mắt cô không lúc nào rời bóng thầy, cô căng tai ra nghe, nhưng điều cô nghe được không phải là nội dung của bài học mà là giọng nói của anh, nó như bản nhạc đệm trong suy nghĩ mông lung của cô. Cô nhìn anh chằm chằm, cảm thấy mọi cử động của anh đều rất quyến rũ.
Tất cả về anh đều đã thay đổi, nhưng trong tất cả những điều lạ lẫm đó vẫn có một cảm giác quen thuộc. Anh đã cao lên, đã trưởng thành và trở nên mạnh mẽ, không còn gầy dơ xương nữa, nhưng ngón tay của anh vẫn mảnh mai như trước, khiến cô nhớ lại dáng vẻ gầy gầy của cậu bé năm xưa. Giọng nói của anh trầm ấm hơn, hoàn toàn không còn sự ngây thơ của một cậu bé, nhưng cô vẫn thích anh nói:
- Cái gì mà anh lại chẳng biết?
Nó cũng khiến cô nhớ lại lúc nhỏ, anh thường xuyên ra vẻ ta đây khi nói câu này.
- Em ở kí túc xá nghiên cứu sinh.
Cô sợ anh vội về ăn trưa nên vội vàng nói:
- Lần trước anh mời em, vậy hôm nay để em mời lại anh.
- Vậy thì tiêu mất nửa tháng tiền sinh hoạt của em rồi?
- Em có thể mời anh ăn đồ rẻ rẻ, ví dụ như bánh màn thầu, cơm rang.
Anh nghĩ một chút:
- Ừ! Anh biết một quán, cơm rang rất ngon, chúng ta đến đó đi.
Cô rất mừng, theo anh ra khỏi khuôn viên trường. Trên đường đi, cô cảm thấy có rất nhiều người hướng ánh mắt về phía họ, cô không biết người ta đang nhìn cô hay nhìn anh, hoặc là đang nhìn cả hai.
Cô hơi khó chịu, anh dường như cũng hơi khó chịu, hai người giữ khoảng cách rộng hai thước, cứ thế lặng lẽ đi, đang giờ tan học, trên đ