
Tác giả: Kim Lưu
Ngày cập nhật: 22:40 17/12/2015
Lượt xem: 1341450
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1450 lượt.
g học cho xong?”
Võ Tài trông dáng vẻ đượm nét phong trần của ông già, phảng phất có chút gì đó bất mãn với thời thế. Ông ta trầm ngâm, nét mặt như có phần hồi tưởng: “Thời đó chiến loạn liên miên, hết đánh lại hòa, rồi lại đánh. Ta bị bắt xung quân đi lính, đánh nhau với những người cộng sản. Đánh mãi cuối cùng cũng không thắng được. Về sau lại bôn ba lăn lộn khắp nơi, cuối cùng may mà giữ được cái nhà này nên mới có chỗ để sống, không thì chắc chỉ còn nước đi lượm ve chai thôi.”
Ông già nhìn mưa luận thế sự một hồi nữa. Bỗng Võ Tài nhớ cái gì đó lên tiếng hỏi: “Ủa mà nhà mình có người mới tới thuê phòng hả bác?”
Ông già hơi ngạc nhiên hỏi lại: “Có ai đâu, sao cậu hỏi thế?”
Võ Tài đáp: “À! Nãy cháu đi xuống gặp một cô gái đi vào trong phòng của bác đấy, cháu tưởng người mới tới thuê.”
Ông già bật cười nói: “Con bé đó là cháu gái ta đấy. Ba mẹ nó chết cả rồi, nó sống với ta từ nhỏ. Nó vừa học xong năm nhất. Mấy hôm rồi nó đi chơi xa nên mấy cậu không có thấy. Hôm nay mới về đấy.”
Võ Tài nghe vậy thì ớ ra, không ngờ ông già này lại có đứa cháu xinh đẹp đến vậy. Chỉ thấy ông ta cười ha hả nói tiếp: “Nó vẫn chưa có bạn trai đâu, các cậu đứa nào giỏi thì cứ thử. Nhưng nói trước là tính tình của nó kì lạ lắm đấy nhé!” Nói xong rồi ông vẫn còn cười. Võ Tài tỏ ra bối rối, thật sự thì nó không mấy để ý tới chuyện đó. Vừa hay thì lúc đó thằng Long với thằng Điệp xuống đi ăn cơm, liền kéo nó đi theo.
Ba đứa đi khỏi, ông già nhìn theo nở một nụ cười khó hiểu.
Quán cơm nhỏ trước hẻm chỗ bọn Võ Tài trọ cứ đến bữa lại chật người, nhất là buổi chiều tối mưa lâm râm thế này. Người người ra vào vội vã để tránh mưa, nên khung cảnh có vẻ tấp nập hơn bình thường. Bà chủ quán mập mạp tay gắp đồ ăn liến thoắng, miệng không ngừng hỏi khách muốn ăn gì. Ba đứa Võ Tài chen chúc một lúc cũng lấy được ba đĩa cơm. Vừa định quay vào trong chọn một bàn trống để ngồi bỗng Võ Tài bị một người đàn ông cao to va vào người, loạng choạng xém rớt đĩa cơm. Người kia không nói tiếng nào, lẳng lặng bỏ đi. Võ Tài cũng không để ý, quán xá lại đông nên cũng không nhìn rõ là ai. Nhưng nó chợt có cảm giác rất quen thuộc, dường như đã gặp người này ở đâu đó. Nhưng cảm giác đó cũng chỉ thoáng qua, nó cũng quên ngay. Cơm nước xong xuôi ba đứa về nhà ngay, quanh quẩn thêm mộthồi nữa thì quyết định đi ngủ sớm để mai lên đường.
Nửa đêm.
Cơn mưa chiều nay đã dứt từ sớm, trời quang mây tạnh, trăng mười sáu tròn vo treo giữa trời, hắt ánh sáng lành lạnh xuống con đường. Kỳ thực ở thành phố xa hoa này, đường xá lúc nào cũng sáng như ban ngày nên người ta dường như không còn nhận ra ánh trăng nữa. Nhưng trong con hẻm nhỏ thì vẫn còn mờ nhạt cảm nhận được.
Võ Tài tỉnh dậy, xếp chăn gối gọn gàng rồi nhẹ nhàng bước ra ban công, ngẩng đầu ngắm trăng. Phía ngoài đường lộ tiếng xe cộ thoang thoảng vọng tới.
Nhìn ngó một hồi rồi thì nó ngồi xếp bằng trước cửa, nhắm mắt định thần, miệng niệm pháp quyết, hai lòng bàn tay hướng lên trời, chính là đang bắt đầu luyện Âm Dương Chưởng Pháp, môn công phu trấn sơn của võ công Huỳnh Gia.
Bộ chưởng pháp chia thành tám chương, ứng với các quẻ trong bát quái gồm Càn, Đoài, Ly, Chấn, Cấn, Khảm, Tốn, Khôn. Thế nhưng khi luyện, thứ tự lại bị đảo lộn, lần lượt được xếp thành các chương Khôn, Đoài, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Càn.
Trong Kinh Dịch, tuy rằng chữ Khôn xếp sau cùng, nhưng khi luyện bộ chưởng pháp này phải bắt đầu từ đó trước. Khôn tức là Đất, Đất thuộc âm, đất là nền tảng cho mọi thứ trên nó, nên chương chữ Khôn cũng là nền tảng để luyện tiếp những chương khác. Âm Dương Chưởng Pháp vốn chú trọng kết hợp giữa trời và người, cho nên môi trường luyện tập vô cùng quan trọng. Khi luyện chương chữ Khôn nhất thiết phải luyện vào buổi đêm để hấp thụ khí âm của trời đất. Những đêm có trăng khí âm càng thịnh, người luyện càng phải gia tăng luyện tập.
Ngày xưa, những bậc tiền bối của Huỳnh Gia khi luyện chương này đều phải tự mình lên một ngọn núi vắng người, không gian yên tĩnh, cảnh vật âm u, rồi ăn dầm ở dề trên đó mà luyện, thi thoảng mới xuống núi khi có công vụ. Đời này qua đời khác ngọn núi đó trở thành nơi luyện công của Huỳnh Gia. Những đệ tử cấp cao khi luyện đến những chiêu thức quan trọng đều phải lên núi đó. Huỳnh Gia gọi là Khai Tâm Sơn, nằm cách phủ Huỳnh gia khoảng 3km về phía tây, vươn lên giữa một đám đồi thoai thoải. Về sau giải phóng, Huỳnh gia đã bỏ tiền để hợp pháp hóa phần đất có ngọn núi nhỏ đó, vừa dùng làm nơi để luyện tập võ công cho đệ tử, vừa là giữ lại giá trị truyền thống của bản phái, tránh để người dân khai thác bừa bãi. Để thuận tiện hơn cho việc tập luyện, đời chưởng môn thứ tư là Huỳnh Thái còn cho xây một công trình kiến trúc gọi là Vọng Nguyệt Đình và Luyện Võ Sảnh trên đỉnh núi, lưu giữ tới tận ngày nay vẫn còn sử dụng.
Thế nhưng Võ Tài do phải đi học dưới này đương nhiên không thể có điều kiện tập luyện ở nơi tốt như thế, nên đành phải lấy phòng trọ làm nơi đả tọa, mượn ánh trăng mờ nhạt nơi thành phố làm khí