
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 22:45 17/12/2015
Lượt xem: 1341966
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1966 lượt.
óe ra những tia lửa bạc.
Những tiếng lách cách liên tục phát ra, tần suất lúc nhanh
lúc chậm, âm thanh này rất giống tiếng phát điện tín, nghe mà
thấy sốt ruột hơn, không rõ Tiểu Đường đang làm gì.
Cô bé cứ miệt mài như thế một lúc lâu, sau đó đổi sang vị
trí khác, rồi lại tiếp tục công đoạn xăm hình lên mặt kính,
cứ như vậy cho tới vị trí thứ sáu. Cuối cùng, Tiểu Đường khẽ thở hắt ra, nhanh chóng đặt tay phải lên thân đèn, chợt một
tiếng nứt phát ra từ mặt kính.
Tiểu Đường thở dài, thõng hai tay xuống, từ từ dựa lưng vào bức tường, buồn bã nói:
- Công lực không đủ!
Rồi một tay cất mũi kim vào bọc, một tay đưa chiếc đèn pin cho chúng tôi xem.
Tôi nhanh tay nhận lấy chiếc đèn pin, cùng Lão Mục nhìn một
lượt lên mặt kính, ngay lập tức chúng tôi thấy một hình sáu
cạnh vuông vức, trong đó đỉnh của sáu cạnh là những điểm tròn nhỏ màu trắng. Khi ánh đèn chiếu lên trên tường, nằm trong
khoảng sáng hình tròn là một đường viền với sáu cạnh rõ
nét.
Liệu đây có phải là khắc hình hay không? Tôi cảm thấy hồ
nghi nên đưa tay sờ thử, mặt kính vẫn nhẵn mịn như bình thường, tôi không cảm nhận thấy dấu hiệu của bất kì vết sứt mẻ nào, thế nhưng khi miết kĩ lại, tôi chợt nhận ra một đường rãnh mờ tại một trong sáu cạnh đó.
Tôi liền quay chiếc đèn lại, mặc cho ánh sáng chói lóa đang
chiếu thẳng vào mắt, quan sát kĩ hơn, tôi phát hiện ra, hình
sáu cạnh này thực sự được khắc ở mặt trong của lớp kính,
trông giống như một viên kim cương với những mặt cắt tự nhiên.
Trong đó có một cạnh, chắc do công lực của Tiểu Đường chưa đủ
nên đã để lộ vết khắc.
Tôi và Lão Mục mê mẩn ngắm nghía hình khắc chìm đó, bây
giờ chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự thần kỳ của kỹ
thuật Nội Văn Khắc Pháp, nhưng trong đầu vẫn còn đó cảm giác
không thể nào giải thích nổi.
Lúc bấy giờ tôi tạm thời cho rằng, Tiểu Đường đã lợi dụng
tốc độ nhanh như cắt của mũi kim để phá vỡ kết cấu bên trong
của mặt kính. Còn Lão Mục thì liên tưởng đến hình ảnh những
sai nha trong phủ quan, với kỹ thuật dùng hình siêu đẳng, khiến
cho người bị đánh thịt nát xương tan nhưng quần áo mặc trên
người vẫn lành lặn y nguyên.
Tiểu Đường ngồi một chỗ, không giải thích gì, chỉ cười
cười và bảo chúng tôi đoán mò. Đợi cho tới lúc chúng tôi không tranh luận nữa, cô bé mới tiếp tục kể về thân thế của mình.
Giọng điệu của Tiểu Đường không nhanh cũng không chậm, cứ
đều đều như đang tường thuật, cứ thế trong hơn một tiếng đồng
hồ, cô bé luôn là người chủ động cất lời mà không để chúng
tôi chen vào câu nào.
Sau khi nghe xong, tôi và Lão Mục cứng cả lưỡi, không nói
được gì, chỉ biết ngẩn ngơ nhìn cô bé không chớp mắt. Tiểu
Đường cũng nhìn chúng tôi nhưng nét mặt tịnh không chút biểu
cảm. Tôi như vừa trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn khiến
đầu óc đang rất hoang mang, cảm giác như đang nằm mơ và không
dám tin vào những điều mà chính tai mình vừa được nghe thấy.
Thân thế và cuộc đời của Tiểu Đường ly kỳ tới mức tôi cứ
ngỡ mình vừa được xem một bộ phim hư cấu, thậm chí hồ nghi cả với những sự thực đã được kiểm chứng. Điều làm tôi hoang mang hơn cả chính là những điều liên quan tới ngọn tháp cổ này.
Về câu chuyện mà Tiểu Đường kể lại, tôi không biết nói thế
nào mới rõ hết ý được, hay cứ tường thuật lại đúng như những lời cô bé nói, bắt đầu từ Đường Bá Hổ vậy…
Đường Dần, hiệu là Bá Hổ, sinh ra trong một gia đình thương
gia ở Tô Châu, từ nhỏ đã có trí thông minh trời phú, xuất khẩu thành thơ, kiến thức uyên thâm, là một thần đồng xuất chúng
bấy giờ. Ông đứng thứ nhất trong kì thi Tú tài năm mười sáu
tuổi, sau đó tên tuổi của ông đã lan truyền khắp thành Tô Châu;
năm hai mươi chín tuổi lên Nam Kinh dự kì thi Hương và đỗ giải
nguyên, vì thế sau khi mất người đời đều gọi ông là Đường giải nguyên.
Trong thời kì tiếng tăm của Đường Bá Hổ vẫn đang nổi như
cồn, vào năm thứ hai khi chuẩn bị tới kinh thành tham gia thi
Hội, ông đã gặp người làm thay đổi số mệnh của ông, người đó
là Tử Từ Kinh - một công tử con nhà trâm anh giàu có ở vùng
Giang Âm.
Từ Kinh và Đường Dần đều là cử nhân, tuổi tác cũng tương
đương, sau khi vô tình gặp nhau, do ngưỡng mộ tài năng của Đường
Dần, nên Từ Kinh đã thu xếp cuộc gặp gỡ rồi có ý muốn tài
trợ toàn bộ chi phí thi cử cho Đường Dần, hai người từ đó kết giao tri kỉ.
Đường Dần và Từ Kinh sau khi tới kinh thành đã nhiều lần
tới gặp v