
Resident Evil ( Tập 5 - Vùng đất dữ ) - Full
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 22:45 17/12/2015
Lượt xem: 1341970
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1970 lượt.
ị quan chủ khảo của cuộc thi năm đó là Trình Mẫn
Chính. Đường Dần còn mời ông ta viết lời tựa cho tập thơ do
chính mình sáng tác, nên hai người dần dần trở nên thân thiết.
Đề thi năm đó vô cùng hóc búa, khiến rất nhiều thí sinh
không trả lời được. Nhưng trong đó có hai bài thi không những hay mà chữ nghĩa cũng rất đẹp, Trình Mẫn Chính nhìn qua là nhận ra ngay, liền nói:
- Hai bài này chắc chắn là của Đường Dần và Từ Kinh.
Câu nói này đã bị những người chứng kiến nghe thấy và lan
truyền ra ngoài, Trình Mẫn Chính bị kết tội thông đồng với hai thí sinh nên đã bị bắt giữ. Bọn quan tham nhân đó trình báo
chuyện này lên hoàng thượng, vu cáo Trình Mẫn Chính là người
làm lộ đề thi, nếu như không nghiêm ngặt điều tra sự thật, e
rằng sẽ làm các sĩ tử mất lòng tin vào cuộc thi.
Lúc đấy, hoàng thượng đã tin đó là sự thật, nên đã truyền
chỉ không cho phép Trình Mẫn Chính tham gia chấm thi. Tất cả
những bài thi mà ông đã đọc qua đều phải chấm lại, đồng thời
bắt nhốt Trình Mẫn Chính, Đường Dần và Từ Kinh và ngục chờ
người đến thẩm tra.
Sau khi bị nhốt vào ngục, Từ Kinh bị tra tấn dã man nên phải nhận rằng đã dùng một lượng vàng lớn để mua chuộc người thân cận của Trình Mẫn Chính đưa trước đề thi và sau đó tiết lộ
cho Đường Dần. Nhưng sau này, khi mở cuộc điều tra lại, Từ Kinh
đã được giải oan, do lúc đó bị bức hại dã man nên phải nhận
tội. Cả Từ Kinh và Đường Dần đều thấy oán hận vô cùng. Về
sau, hoàng thượng đã hạ chỉ lấy lại trong sạch cho cả ba người rồi thả họ ra. Trình Mẫn Chính sau khi ra khỏi ngục, đã bị
ép phải từ quan về quê ở ẩn, do luôn cảm thấy triều chính quá bất công nên ông đã ôm mối hận thù và không lâu sau qua đời.
Còn Từ Kinh và Đường Dần bị hủy bỏ mọi công trạng và bị lưu
đày làm quân sai tại một vùng hẻo lánh.
Sự thật về cuộc thi đó là như thế, nhưng cũng có khả năng
đề thi bị lộ ra ngoài vì trong sử sách đã ghi lại như vậy, cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa biết rõ thực hư và đó là
cuộc thi để lại nhiều hoài nghi nhất trong lịch sử.
Nghe tới đó, tôi bỗng nhớ tới một cuốn tiểu thuyết rất ăn khách mà tôi mới đọc xong có tên là Những câu chuyện thời nhà Minh, nội dung cũng được kể lại gần giống như thế này. Chỉ có
điều câu chuyện này do chính hậu thế của Đường Bá Hổ kể lại, nên phần nào cảm thấy chân thật hơn.
Truyện kể lại, Đường Dần sau khi ra khỏi ngục, đã bị chuyển tới một huyện nhỏ của tỉnh Triết Giang làm lính cai ngục,
cuộc đời ông trở nên tăm tối, nhục nhã và ê chề. Sau khi trở
về nhà, nghe tin vợ con cũng đã bỏ đi, ông đã tìm tới rượu và tới các thú vui khác để quên sầu.
Đến năm Hoằng Trị thứ ba mươi, người anh em kết nghĩa Từ Kinh sau một lần ghé thăm, thấy tinh thần và con người của ông đã
thay đổi quá nhiều, ngày đêm u sầu não nề, nên đã quyết định
mời Đường Dần đi cùng mình.
Ba năm sau, Đường Dần một mình quay trở về quê hương Tô Châu,
nhưng không ai biết chuyện gì đã khiến ông thay đổi cách nghĩ
để quay về với cuộc sống sáng tác thơ văn, viết sách vẽ tranh. Cuối cùng ông đã lấy lại thành công và danh tiếng trước đây.
Liên quan đến sự chuyển biến trong cách nghĩ của Đường Dần,
sử sách đã ghi lại rằng, qua lần thi đó, ông đã nhận rõ được
bản chất nham hiểm và sự thối nát của bọn quan lại, nhưng vì
bản thân không làm được gì, chỉ biết giữ nỗi oan ức trong
lòng.
Thời bấy giờ, có một kỹ nữ rất nổi tiếng ở thành Kim Lăng tên là Lâm Nô Nhi hay còn gọi là Lâm Kim Lan, hiệu là Thu Hương,
tài sắc vẹn toàn, cầm kì thi họa đều xuất chúng, nên đã có
rất nhiều văn nhân tài tử si mê cô.
Sau này, câu chuyện “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” trở
thành điển tích và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đến
tận bây giờ. Theo lịch sử, mặc dù Thu Hương là một nhân vật có thật sống cùng thời với Đường Dần, nhưng bà nhiều hơn Đường
Bá Hổ ít nhất hai mươi tuổi. Hai người họ đã gặp nhau và
Đường Bá Hổ có tình cảm với người phụ nữ đó hay không, điều
đó rất khó nói. Nhưng một trong bốn tài tử lừng lẫy của vùng đất Giang Nam cùng thời với Đường Bá Hổ là Chúc Chi Sơn, có
được chiếc quạt vẽ khuôn mặt của Thu Hương, anh ta yêu say đắm
khuôn mặt đó ngay từ lần đầu nhìn thấy đến độ xuất khẩu
thành thơ.
Vào một ngày, Chúc Chi Sơn đem theo chiếc quạt tới vườn đào
rồi mời Đường Dần cùng ngắm chân dung mỹ nhân. Văn nhân tương
ngộ thường không thể thiếu mỹ tửu, nên hai người họ đã cùng
nhau uống rươ