
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 22:45 17/12/2015
Lượt xem: 1341917
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1917 lượt.
̣u cho tới khi say khướt. Đường Dần sau khi say, cầm
chiếc quạt ngắm nghía nhìn khuôn mặt mỹ nữ, bỗng nhiên thở
dài, nói:
- Thu Hương có vẻ đẹp nghiêng sắc nghiêng trời, chỉ hận một
điều ta sinh sau đẻ muộn những hai mươi năm, nếu không nhất định
đã nên duyên.
Nói xong câu đó, Đường Dần khẽ lắc đầu than thở:
- Dung nhan thật lộng lẫy, chỉ trách nốt ruồi kia thật không đúng chỗ!
Do góc trái trên trán Thu Hương có một nốt ruồi màu đen, nên
đã làm giảm đi vẻ đẹp thánh thiện đến hoàn mỹ ấy.
Chúc Chi Sơn cũng gật đầu tán thành, đang định bồi tán thêm
vài câu thì thấy Đường Dần lôi từ trong túi áo ra một chiếc
kim nhỏ, kẹp chặt giữa hai ngón trỏ và ngón cái, rồi từ từ
đưa lên trước mặt, miệng lẩm bẩm vài câu, sau đó nhẹ nhàng đặt mũi kim lên vị trí nốt ruồi, cổ tay không ngừng rung lên, mũi
kim cào nhẹ nhưng với tốc độ rất nhanh. Một lúc sau, nốt ruồi
đã biến mất, mà mặt quạt giấy không hề bị cào xước, màu sắc vẫn nguyên vẹn.
Chứng kiến cảnh đó, Chúc Chi Sơn hết sức ngỡ ngàng, vội
vàng cầm lấy chiếc quạt, lật lên lật xuống nhìn thật kỹ và
hỏi Đường Dần học được kỹ thuật này từ bao giờ, là bạn thân
thì không nên giấu giếm. Nhưng Đường Dần chỉ nhấp rượu, lắc
đầu nhất định không nói, vẻ mặt trầm tư.
Câu chuyện sau khi được Chúc Chi Sơn kể lại, đã lan truyền khắp nơi và dần trở thành điển tích“Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” mà ngày nay bất cứ người dân Trung Quốc nào cũng biết đến. Sự
thật về câu chuyện đó vẫn còn là một ẩn số, cho đến nay không ai biết đến.
Chuyện còn kể lại rằng, vào thời vua Chính Đức, Đường Dần
được thăng quan và tới phủ Nam Xương nhậm chức. Không lâu sau, ông phát hiện ra Ninh Vương đang có mưu đồ chiêu quân làm loạn nên
đã giả điên cáo quan về quê ở ẩn. Sau đó, đúng như dự đoán,
Ninh Vương đã dấy quân tạo phản, nhưng sớm bị Vương Thủ Nhân dẹp loạn, Đường Dần may mắn thoát khỏi tội đồng lõa. Sau sự việc đó, ông bỗng nhiên cải tín, tin vào đạo Phật, lấy tự hiệu là Lục Như cư sĩ.
Do cuối đời, Đường Dần luôn sống phong lưu phóng khoáng, bệnh tật rất nhiều, khả năng vẽ tranh cũng giảm sút, cộng thêm
việc không biết quản lí chi tiêu gia đình, nên thường xuyên sống
trong cảnh kiếm sống không đủ nuôi thân, phải vay mượn và dựa
vào bạn bè để sống qua ngày. Lúc đó, một nhà thư pháp nổi
tiếng tên là Vương Long đã tới và xin cưới người con gái duy
nhất là Đào Sanh của ông, đây được coi là việc vui nhất trong
những năm tháng cuối đời Đường Dần.
Trước đêm cô con gái về nhà chồng, Đường Dần đã gọi cô vào
thư phòng, sau khi đóng cửa và kiểm tra xem có ai ở bên ngoài
không, ông mới đích thân đưa cho con gái một bọc vải nhỏ.
Vải bọc bên ngoài đã bạc màu, thớ vải sờn rách, buộc bằng một sợi dây thừng nhỏ, bốc mùi ẩm mốc.
Thấy vẻ mặt cha rất trầm tư, cô con gái không hiểu gì, chỉ
biết ngồi im lắng nghe cha cô thổn thức kể lại một bí mật kinh thiên động địa.
Thì ra, sau khi gặp lại Từ Kinh, Đường Dần và Từ Kinh đã
cùng nhau du ngoạn ba năm liền, cho tới khi đến Hàng Châu, họ đã gặp một ngọn tháp cổ huyền bí và quyết định trèo lên thăm
thú.
Ngọn tháp Lục Hòa được dựng trên đỉnh núi Nguyệt Luân nằm
bên bờ Bắc sông Tiền Đường, bắt đầu xây dựng vào thời Bắc
Tống năm 970, gồm có tám cạnh và mười ba tầng, đặt tên theo Lục Hòa kinh của Phật giáo nhằm trấn áp cơn hồng thủy vẫn xảy ra hàng năm ở
sông Tiền Đường. Vào năm 1121, cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi phần
lớn ngọn tháp, phải đến năm 1156 người ta mới xây dựng lại.
Đường Dần và Từ Kinh cười cười nói nói vui vẻ, tay cầm
quạt giấy thong dong đi bộ lên tận tầng mười ba. Họ cùng đứng
ở vị trí cao chót vót, tay bám lan can, mắt hướng về núi non
xa tít tắp. Non nước cảnh vật hữu tình, hình ảnh dòng sông
Tiền Đường nhìn từ trên cao giống như một con rắn đang uốn lượn qua những khe núi, nước sông xanh biếc, gió thổi mát rượi.
Cảnh vật nên thơ, không khí trong lành nhưng vẫn không làm
nguôi ngoai nỗi buồn trong ánh mắt của Đường Dần, ông ngẩng mặt
lên trời xanh mà than:
- Không ngờ Đường Dần ta đã từng có thời trời ngang đất dọc lừng lẫy lại có ngày hôm nay…
Nói tới đó, Đường Dần đau khổ dừng lại, không hề than thêm lời nào nữa.
Thấy bạn như vậy, Từ Kinh cũng nhớ lại những chuyện đã xảy
ra mà thấy buồn rầu đến não nề, ông đưa tay vỗ vai bạn an ủi.
Đúng lúc đó từ phía sau lưng vọng tới một giọng nói:
- Cho hỏi vị cư sĩ này có phải là Đường giải nguyên?
Đườ