Polly po-cket

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015

Lượt xem: 1341879

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1879 lượt.

các động tác, từ nâng lên thế nào, kê chảo lên tường thành thế nào, đổ một lượt ra sao, tất cả được thực hiện đều tăm tắp. Cái nồi ấy sôi sùng sục, nước tung tóe lên đám người phía dưới, những người bị dính nước nóng, quằn quại, rên la cực kỳ thảm khốc, mà có người chẳng chết ngay cho, cứ co giật không ngừng, mắt trợn ngược tưởng đến lòi cả tròng ra ngoài. Phía trên thành, mấy tên lính thản nhiên nhìn cảnh tượng ấy, có gã còn cười khoái chí.
Một lúc sau, khi đám đông đã tản cách xa thành khoảng chục trượng. Đột nhiên cửa thành mở, một toán quân binh dũng mãnh xông ra. Người nào người nấy gươm giáo sáng quắc, tiến thẳng về phía trước, gặp phải ai cản đường đều cho ngựa dẫm chết. Chỉ một một lúc sau đội binh ấy đã vượt qua đám người đói. Đám đói dân lập tức ùa về phía cổng thành, nhưng cổng thành nhanh chóng khép lại. Việc đóng cửa này, không hiểu là nhốt người trong thành lại hay nhốt người ngoài thành đây?
Một lúc sau, toán binh mã kia tiến lại gần xe ngựa của hai người. Quyết cả kinh, không rõ lần này Tiến đã đắc tội gì với quan binh mà bị đám lính này tìm đến tận nơi. Hắn bèn nói với Tiến:
– Thầy[1'> xem, dường như đám người kia tiến về phía chúng ta. Chúng ta mau đi thôi, ở lại e không hay.
Tiến cười gằn, gã phớt lờ câu nói của Quyết. Mắt lim dim ngẩng cao đầu, thật ngạo nghễ. Trước nay, Quyết ở trong làng, nhìn thấy xã trưởng đã thấy kinh sợ, kính cẩn cúi đầu rồi, bây giờ lên kinh thành, vừa rồi lại nhìn thấy cảnh tượng man rợ bọn lính vừa làm với đồng loại, liền không giấu được sự kinh hãi khi thấy người ngựa đang dần tiến gần về phía mình.
Chỉ độ nửa tuần hương, đám binh mã đã cách xe ngựa chừng ba trượng. Quyết đoán khi nãy Tiến thổi tù và đã làm kinh động bọn lính này khiến chúng tức giận, liền đuổi đến đây. Bây giờ thì có muốn chạy cũng không còn kịp nữa. Chắc sẽ chết trong chốc lát nữa. Dù sao, Quyết cũng yên tâm vì bọn chúng không mang theo nồi nước nào.
Nào ngờ, tên lính có vẻ là thủ lĩnh liền xuống ngựa chắp tay chào Cao Tiến, đoạn nói:
– Chúng tôi chờ ngài ở đây đã lâu, để rước ngài về.
Tiến gật đầu, ừ hữ một cái rồi một tên lính xuống ngựa, chuyển sang đánh xe thay cho hắn còn hắn cưỡi ngựa của tên lính đó. Cả đám từ từ tiến vào thành. Khi nãy đám người bị đói đã chứng kiến quân lính ra tay tàn độc như thế nào nên cũng không dám đến gần nữa.
Đầu đuôi câu chuyện vì do lúc nãy, nếu hai người mà đi thẳng vào trong thành thì có khi sẽ gặp nguy hiểm vì đám đông hỗn loạn nửa sống nửa chết kia sẽ vây lấy mà cướp ngựa, tiền, có khi cả đến tính mạng cũng không giữ được. Cũng không thể nào coi thường, vì những con người biết mình sắp chết, mà thấy được một cơ hội sống thì nghị lực cực kỳ mạnh mẽ, chuyện gì cũng có thể làm được. Thành ra Tiến phải lên đồi cao để đốt lửa ra hiệu, là chờ người đến. Thực chẳng phải là chuyện ngược đời hay sao, người ta thì sợ ma quỷ chứ có ai lại khinh ma quỷ mà sợ người như Cao Tiến chăng?
***
Hai người được đưa đến một ngôi nhà lớn, nghỉ ngơi ở đó chừng một canh giờ thì có người đến rước Tiến đi. Tiến lại mang theo Phương. Hai người ngồi mỗi người một kiệu. Kiệu này được làm bằng gỗ tốt sơn khắc rất cầu kỳ, lại được phủ vải quý, nhìn là biết của nhà quyền quý. Quyết thầm nghĩ:
– Nhà thằng cha này giàu có thế, mà còn phải làm phù thủy, lặn lội xa xôi thế để làm gì?
Bọn phu kiệu thấy bộ dạng Quyết như sắp chết đói thế, tự nhiên một tên chui đầu vào kiệu, lấy tấm đệm ra, cất bên mình, ý chừng sợ Quyết làm bẩn mất tấm nệm đẹp đẽ thơm tho. Kiệu chạy như bay, tưởng như bọn phu sợ làm trễ nải thì sẽ bị trách phạt vậy. Thế nên “bộ xương khô” Phạm Đình Quyết (lúc này làm gì còn được tý thịt nào?) được một phen khổ sở vì kiệu xóc lên xóc xuống, đau đớn vô cùng. Mà đứng lên thì kiệu thấp quá, không đứng hết tầm người được. Chẳng biết làm thế nào, thành ra Quyết đành phải ngồi xổm. Cảnh tượng này, thật là hoạt kê, may mà kiệu có rèm đóng kín, không có ai nhìn thấy.
Lúc này kiệu qua một con phố rất lớn và sầm uất. Quyết ghé mắt ra ngoài, nghĩ bụng “Kinh thành Thăng Long vốn là nơi đô thị phồn hoa bậc nhất cả nước, quả đúng là không xa với lời đồn bao nhiêu”.
Trên con phố này, đường lát đá rộng thênh thang, người và xe đi lại tấp nập. Nhà cửa san sát đông đúc chen chúc nhau. Ở đâu cũng thấy cửa hàng của hiệu, nào thì tơ tằm lụa là, nào thì gốm sứ mỹ nghệ, nào thì cao hổ tay gấu. Quyết lần đầu đến nơi này, thực là mắt hoa cả lên.
Nguyên là từ thời nhà Lê đã đặt đất Đông Kinh – Thăng Long thành phủ Phụng Thiên, Phủ này lại được chia Thành hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, hai huyện này lại được chia làm ba mươi sáu phường, với đủ thứ ngành nghề như Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm trồng dâu nuôi tằm, Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt… lại có nhiều bến cảng bên sông Nhị Hà như bến Giang Khẩu hay bến Đông Bộ Đầu, giao thương tấp nập, thuyền bè cập cảng từ phố Hiến về mỗi ngày đếm không kể xiết. Nơi Quyêt đi qua đây, chính là khu vực ba mươi sau phố phường sầm uất phồn hoa bậc