Duck hunt

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015

Lượt xem: 1341867

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1867 lượt.

ian trở nên im ắng. Quyết muốn ho một tiếng cũng phải cố nín lại, sợ mình phát ra tiếng động thì hậu quả khó lường. Đột nhiên, có tiếng khóc sau lưng Tiến. Ban đầu tiếng khóc rất nhỏ, nhưng dần dần, tiếng khóc to lên, mà rõ ràng là tiếng khóc của một hài nhi. Rồi từ sau lưng Tiến, xuất hiện một ánh sáng nhỏ. Cái ánh sáng này lơ lửng bay lên cao quá đầu Tiến rồi ngừng lại. Đây chính là báu vật hộ thân của Tiến, được gọi là “hài nhi bùa”.
Loại bùa hài nhi này, là loại bùa cực mạnh trong các loại bùa. Bùa này được chế từ thai nhi còn đang trong bụng mẹ, mà thai nhi này phải được lấy ra khỏi mẹ khi người mẹ vẫn còn đang sống, hay nói cách khác là mổ sống người mẹ để lấy ra, người mẹ không được chết cho đến khi hài nhi được lấy ra hoàn toàn. Tiếp đến, hài nhi này bị đem hong khô trên bếp lửa để teo quắt lại, đặt vừa trong một ống nứa. Ống nứa này thường được thầy phủ thủy đeo bên mình. Vì hài nhi chưa biết những hành vi tàn độc của người cha ruột nên theo lẽ tự nhiên, rất quấn quit với người cùng máu mủ, mà do chết oan ức khi chưa được thấy ánh mặt trời, nên sức mạnh rất đáng sợ, sẽ theo bản năng mà bảo vệ phù thủy. Thế nhưng loại bùa này chỉ có tác dụng bảo vệ, không thể sai bảo vì hài nhi vẫn còn vô tri vô giác, thì làm sao mà hiểu được chủ nhân muốn gì. Rốt lại, oán hồn của hài nhi cũng chỉ được xếp vào hạng bùa chú hộ thân, không phải âm binh là vì lẽ đó. Vì cách chế bùa tàn độc như vậy, nên chế ra “hài nhi bùa” cực kỳ tổn hại âm đức, gần như có thể biết chắc khi chết đi sẽ bị quỷ dưới âm ty truy bắt ráo riết vì phàm là những kẻ đại ác thì khi chết đi, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà sẽ bị truy bắt ráo riết hay không, sau đó, khi xuống đến âm phủ thì mức độ tàn khốc của hình phạt cũng theo đó mà được định đoạt. Vậy nên, càng tổn hại âm đức, con người ta càng sợ hãi khi chết đi. Với cách chế loại bùa này, thực con người đã dã man thua cả loài súc vật, nếu không có chuẩn bị trước, sớm hoặc muộn sẽ bị đày ải vĩnh viễn dưới âm phủ.
Không rõ Cao Tiến đã chuẩn bị hậu sự cho mình ra sao, nhưng trước mắt, trong tay hắn có báu vật yểm thân là “hài nhi bùa”, đủ mãnh mẽ để áp chế vong của Nguyễn Danh Phương. Tình thế này, Phương sớm muộn cũng không tránh khỏi bị bắt về làm nô tướng cho người ta. Phương lúc này như con thú bị dồn vào chân tường. Biết rằng không thể nào thoát được ở mặt có Cao Tiến, đành phải cố gắng phá vòng vây dày đặc để thoát ra. Có điều đám hợp binh này được rèn luyện cực kỳ kỹ lưỡng, Phương liên tiếp áp được gần chục hợp vong nhưng cứ hết lớp này đến lớp kia, áp sát vào, đẩy Phương tiến dần đến phía Tiến.
Qua thời gian một tuần hương, Phương bị ép sát cách viên tễ kia không quá nửa trượng, phải vận hết ma lực mới khỏi thoát bị hút vào. Mà càng gần viên tễ, lực hút càng mãnh liệt, thành ra bây giờ, chỉ một lúc nữa là sẽ bị bức cho tới mức bị hút vào viên tễ kia. Thắng bại ở trận này đã rõ ràng, chỉ là hổ dữ bị dồn vào đường cùng vẫn xứng danh chúa sơn lâm, không đời nào cúp đuôi như giống chó khuyển. Lúc này Tiến cũng cả mừng, sốt ruột chờ đến khi thu được “soái tướng” mạnh nhất trong đời gã.
Đột nhiên Tiến thấy trên mặt thấy một hạt mưa. Trời bắt đầu mưa, một cơn mưa tháng bảy. Cơn mưa lớn dần. Tiến biết rằng trận pháp này của mình thắng lợi một phần lớn là do hai vạch nước gã vạch ra trên mặt đất kia, nếu như mưa xói trôi nước phép của gã, thì chuyến này kể như vuột mất một cơ hội lớn trong đời, khác gì Gia Cát Lượng tại Thượng Phong Cốc vây hụt Tư Mã Ý. Trong lòng bất an, gã bèn hô quân tiến mạnh tới.
Nhưng một là Phương lúc này cũng nhận ra tình hình nên cố sức chống lại bức tường hợp binh chứ không bỏ mặc như trước nữa. Hai là tâm thần Tiến lúc này vừa hồi hộp vừa hoang mang, không giữ được thần thái như khi bước vào trận tử chiến vừa rồi nên việc niệm trợ lực cho quân kém sút đi. Từ diễn biến đó, thành ra bức tường kia tiến kém uy lực hơn. Thời gian chùng trình như thế thực là rất bất lợi cho Tiến. Chỉ trong khoảnh khắc, tình thế hoàn toàn thay đổi.
Lúc này trời mưa dữ dội, làm cho nước phép bị trôi đi nhiều, Phương thấy thế, dồn hết lực nhảy vọt được ra khỏi hai hàng nước phép. Toán hợp binh cạnh Tiến lập tức xông lên phía trước, Phương cũng cực kỳ nhanh nhẹn chuyển hướng, thành ra lúc này đang hướng thẳng vào cái hố chôn xác mà muốn băng qua.
Tiến cả kinh, nhưng đột nhiên trong lúc cấp bách nghĩ ra một biện pháp. Gã lập tức cầm viên tễ ném thẳng về phía Phương. Phương không cách nào thoát được liền bị hút thẳng vào viên tễ. Viên tễ bay thẳng vào hố chôn người, mất hút.
Tiến mừng lắm, định xua quân đi tìm. Nhưng vừa lúc đó có tiếng gà gáy. Thì ra trời vừa hứng sáng. Đám âm binh lập tức nhập vào các hạt đậu, tập trung lại ngay ngắn trên bàn lễ. Tiến đành phải tự mình đi tìm. Gã tìm mãi xung quanh không thấy đâu. Bèn bịt mũi nhìn xuống hố. Gã giật mình kinh hãi thấy trong hố có một thằng bé gầy quắt queo đang cử động. Thằng bé này còn sống, đó chính là Phạm Đình Quyết.
Ngày ấy chuyện người còn sống bị vứt xuống hố chôn xác không phải là hiếm. Tiến liền m