XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015

Lượt xem: 1341888

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1888 lượt.

gì là ông không làm được?
Tiến lại đáp:
– Ông đã tin ta như thế thì có phải đã nhất trí cùng ta dựng chúa được chăng?
Gã béo lùn đáp:
– Xin nghe theo ông, xin nghe theo ông.
Tiến cười ha hả, lại đưa bàn tay cho gã béo lùn xem. Gã béo lùn thấy bàn tay Tiến vẫn còn nguyên cả năm ngón tay, dù máu vẫn còn dính đấy trên tay Tiến và mặt đất, thì ngạc nhiên lắm. Tiến biết vậy bèn đáp:
– Ông thực thà quá, ta chỉ cần gập ngón tay lại, khi dao chặt xuống thì hất một đoạn ngón tay giả ra rồi bóp cái túi đựng sẵn tiết lợn này thì ông đã bị lừa rồi.
Gã béo lùn tức giận:
– Ông thực tinh ranh quỷ quyệt.
Tiến đáp:
– Ta không muốn lừa ông, chỉ muốn ông biết là nếu ta muốn lừa ai, thì chỉ là việc dễ dàng như lấy vật trong túi mà thôi. Cho nên, ông nghe theo ta thì mười phần chắc đến chín. Mà ta có muốn thử ông thì thiếu gì cách để lừa mà phải nói thẳng với ông như thế. Ông thực là phụ tấm lòng tốt của ta. Dự Vũ à, người bạn tốt như ông, ta thực không có phúc được hưởng.
Gã béo lùn thấy Tiến nói có lý quá, mà lại có ý giận mình, bèn nói:
– Được đươc, ta nghe ông, ta nghe ông.
Thế là tối hôm đấy, Tiến và Vũ (tức gã béo lùn) về nhà Tiến đánh chén một trận no say. Tiến trước sau vẫn mang theo Quyết bên mình, rất để ý đến Quyết, dường như Quyết đóng vai trò rất quan trọng trong dự định của gã.
Đầu đuôi câu chuyện về vương tử Trịnh Khải kể ra cũng thực dài dòng, ở đây cũng chỉ xin thuật lại vắn tắt. Nguyên là Tĩnh đô vương Trịnh Sâm có người con cả tên là Trịnh Khải. Mẹ của Trịnh Khải vốn là một cung tần tên là Dương Thị Ngọc Hoan. Một đêm nọ, Ngọc Hoan mơ thấy có thần cho tấm vải có vẽ hình đầu rồng, bèn nói với hoạn quan Khê Trung Hầu, hai người đều cho rằng đấy là điềm báo sinh ra con thánh. Trịnh Sâm sai Khê Trung Hầu gọi cung tần Ngọc Khoan, nhưng Khê Trung hầu vờ nghe nhãng tai, sắp xếp đưa Hoan vào thay cho Khoan hầu hạ chúa. Chúa biết mà không nỡ đuổi ra. Sau đó, Ngọc Hoan đã có mang, sinh ra Khải. Khải lớn lên khôi ngô, tuấn tú nhưng chúa không hề yêu quý do chúa cũng không yêu Ngọc Hoan. Hơn nữa, Trịnh Sâm cho rằng, giấc mơ rồng là điềm làm vua chúa, nhưng rồng vẽ không phải là rồng thật, lại không có đuôi, ắt là cơ nghiệp không bền. Trịnh Sâm không muốn phong cho Khải làm thế tử, việc học tập được giao cả cho các quan; đến khi Khải đủ tuổi ra ở riêng, chúa cũng lờ luôn.
Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người được chúa yêu chiều, sinh được con trai Trịnh Cán năm. Vì thế lực của Tuyên phi, nhiều triều thần ngả theo, thế lực rất lớn. Tuyên phi muốn giành ngôi Thế tử cho con trai, khiến nội bộ triều đình chia rẽ, một bên là phe Trịnh Cán, bên kia là phe Trịnh Khải.
Khải biết được âm mưu của Đặng Thị Huệ, lại nghe tin Trịnh Sâm có bệnh, sợ cha chết mà Tuyên phi ở gần thì mình sẽ bị gạt ra ngoài, bèn chiêu binh làm binh biến Năm đó, Khải mới có mười bảy tuổi. Mọi việc bị bại lộ, Khải bị Sâm truất làm con út, cho là đứa con bất hiếu, một loạt triều thần ủng hộ Khải bị xử tử. Đó chính là Vụ án năm Canh Tý. Chuyện hai người Tiến và Vũ bàn bạc chính là sau khi Khải đã bị giam lỏng trong phủ.
Những ngày này, Quyết ở lại Thăng Long cùng với Tiến. Mặc dù gã rất để mắt đến Quyết nhưng một là bận việc với Vũ, hai là hắn cũng biết Quyết cũng chẳng dại gì bỏ đi để bị chết đói thêm lần nữa, nên cũng không quản hắn gắt gao. Mà Quyết thì cả ngày không có việc gì làm, nên cũng rất buồn chán, hắn thường lang thang xung quanh nhà Tiến để chơi. Khi đó Thăng Long vốn là nơi nhộn nhịp nên cũng có rất nhiều trò vui tiêu khiển. Khi thì Quyết ngồi xem đánh cờ, khi thì xem chọi gà, có khi hắn đi bộ ra tận bến sông ngắm nhìn những người buôn bán trên đó. Cuộc sống rất là ung dung tự tại.
Có một hôm, khi hắn đang đi bộ trên phố thì thấy có một ông già. Đi bên cạnh ông còn có một người trẻ tuổi áng chừng là tiểu đồng hoặc học trò của ông, nhìn dáng bộ rất mực kính cẩn.
Ông lão tay cầm một cái gói lớn rất cẩn thận. Chắc là món đồ trong đó quý giá lắm nên ông phải tự mình mang trong khi tên học trò thì đi người không. Đột nhiên từ xa có tiếng vó ngựa, chỉ một chốc lát tới gần ông già và tên học trò. Quyết nhận ra đám người ngựa này chính là Đặng Mậu Lân và đám thuộc hạ, hắn vội quay người lại để không bị nhận ra. Hình như gã Lân này đang bận công việc gì đó rất gấp nên cũng không nhận ra hắn. Nhưng khi đi ngang qua ông già tóc bạc kia, do ngựa phi quá nhanh mà ông lão thì thì chậm chạp nên ông già bị loạng choạng, may mắn mà không bị ngã. Có điều, cái bọc ông cầm cẩn thận trên tay đã bị văng xuống đất mất rồi. Một tên tay chân của Mậu Lân quay đầu lại chửi ông cụ một câu thực tục tĩu, rồi nhổ một bãi nước bọt. Trong thành ai cũng biết đấy là Lân nên cũng không lạ khi hắn và thuộc hạ cư xử vô phép tắc thế. Chỉ có ông cụ ngoảnh đầu lại:
– Ai mà ngang ngược thế không biết.
Mọi người nghe ông nói thế, đều biết ông cụ là người ở xa đến. Lại nói, lúc này lớp giấy bọc bị rách nên mọi người đều nhìn thấy vật ông già kia cầm