Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bến Xe

Bến Xe

Tác giả: Thương Thái Vi

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 1341013

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1013 lượt.

ược thêu tay, sải cánh dài trên tầng mây. Trên tường treo một bức tranh vẽ cây trúc đen rất sống động. Bức tranh không có tiêu đề, cũng không đề tên người vẽ, nhưng xem ra là tác phẩm của chủ nhân gian phòng này.
Đúng vậy, nơi này rất mộc mạc, giản dị nhưng lại toát ra vẻ cao nhã, khiến con người có cảm giác hòa nhập vào thiên nhiên. Liễu Địch rất thích màu xanh lá cây mát mắt của gian phòng. Buổi tối nằm trên giường, nghe giai điệu của lá trúc, ngắm nhìn hình bóng của cây trúc và cây hải đường giao nhau trên tấm rèm cửa màu xanh nhạt, Liễu Địch mới hiểu hết hàm nghĩa của hai từ Sảng Ấp[9'>. Những lúc như vậy, cô bất giác thầm cảm thán: "Người viết ra những câu đối tuyệt tác như Hải Thiên, không biết là bậc kỳ tài như thế nào?"
[9'> Có nghĩa là mát mẻ.
Sau khi khám phá Hải Thiên Thư Ốc, sự ngưỡng mộ của Liễu Địch về "kỳ tài" Hải Thiên càng lớn.
Hải Thiên Thư Ốc là một phòng sách nhỏ. Bên trong gian phòng, ngoài một cái bàn và một cái ghế, bốn phía đều là giá sách. Liễu Địch phát hiện, sở thích đọc sách của Hải Thiên rất khác thầy Chương. Ở đây đa phần là sách tôn giáo, chính trị, địa lý... Những loại sách này gần như vắng bóng trên giá sách của thầy Chương.
Nơi này không có một cuốn sách văn học nào, dù là văn học cổ điển, văn học hiện đại, văn học nước ngoài hay những tác phẩm của tác giả vô danh. Không giống giá sách ở nhà thầy Chương, đều là những tác phẩm kinh điển.
Nhưng cũng chẳng có gì lạ lùng, Giáo sư Tô chuyên nghiên cứu văn học cổ điển, Kim Thạch Ốc của ông có rất nhiều sách văn học cổ điển nên con trai ông cần gì phải sưu tầm mấy thứ đó. Liễu Địch mở ra xem, cô phát hiện trong mỗi cuốn sách đều gạch chân những câu cần lưu ý hay viết lời nhận xét. Liễu Địch thấy nét chữ quen quen, nghĩ kĩ mới nhận ra giống chữ viết trên các câu đối ở Trúc Ngâm Cư, đều là bút tích của Hải Thiên. Liễu Địch không thể tưởng tượng, một người còn trẻ tuổi, sao có thể đọc nhiều sách đến vậy?
Liễu Địch tình cờ phát hiện ở một góc giá sách có quyển có tên Hải Thiên kỳ ngữ. Đó là một cuốn sách không dày, không mỏng. Liễu Địch xem ngày tháng, cuốn sách xuất bản từ bảy năm trước. Cô mở trang đầu tiên, đập vào mắt cô là tấm hình một chàng trai trẻ. Chàng trai có mái tóc đen, vầng trán rộng, sống mũi cao. Điểm thu hút nhất là đôi mắt đen láy, sáng ngời, tràn đầy sức sống, thể hiện sự uyên thâm và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đây là một gương mặt sáng sủa và nam tính. Liễu Địch bị người trong ảnh hoàn toàn thu hút ngay lập thức.
Sau đó, cô nhìn thấy dòng chữ giới thiệu tác giả bên cạnh tấm ảnh: Hải Thiên, nam, 21 tuổi, nguyên quán Giang Tô, hiện học khoa Trung văn, Đại học Bắc Kinh. Từ nhỏ yêu thích văn học, từng có vô số bài viết trên các báo và tạp chí. Là người có cách nhìn độc đáo, khả năng quan sát tinh tế, văn phong sắc bén, tình cảm chân thực. Được coi là tác giả trẻ có triển vọng nhất trên văn đàn.
Liễu Địch không khỏi kinh ngạc. Đây là sách xuất bản từ thời Hải Thiên học đại học, người này không biết là "thiên tài" như thế nào? Liễu Địch đem cuốn Hải Thiên kỳ ngữ về Sảng Ấp Trai. Không hiểu tại sao tim cô đập thình thịch như thể cô đang đọc trộm nhật ký của người khác.
Buổi tối hôm đó, cô đọc một lèo hết quyển sách này. Đây là một tuyển tập những bài viết. Liễu Địch bất giác bị quan điểm độc đáo, khả năng quan sát tinh tế và sắc bén, cũng như ngôn từ của cuốn sách này thu hút.
Ví dụ trong bài "Văn học và phê bình văn học", Hải Thiên viết:
"Làm một nhà phê bình văn học rất khó. Đầu tiên, anh ta phải có khả năng thưởng thức văn học, tiếp theo là phải có quan điểm khách quan và không thành kiến. Yếu tố thứ nhất còn dễ, yếu tố thứ hai thật không đơn giản chút nào.
Một nhà phê bình văn học mang nặng thành kiến thì làm sao có thể giúp độc giả? Hơn nữa, ở thời đại hỗn loạn này, rất nhiều người mượn phê bình văn học để mắng chửi người khác, khiến độc giả không thể lựa chọn. Độc giả không biết lựa chọn tác giả, tác giả cũng không biết lựa chọn phương hướng sáng tác. Như vậy, phê bình văn học hoàn toàn đánh mất giá trị.
Trên thực tế, độc giả thường lựa chọn tác giả và tác phẩm mình thích. Họ tiếp thu được bao nhiêu là vấn đề của họ, không cần người khác giúp đỡ, càng không cần sự giúp đỡ của các nhà phê bình văn học. Theo tôi thấy, thứ duy nhất có thể đánh giá giá trị của một tác phẩm không phải là độc giả, cũng không phải các nhà phê bình, mà là thời gian. Một tác phẩm vượt qua sự khảo nghiệm của thời gian chính là một tác phẩm hay. Nếu tác phẩm tồi tệ, chẳng cần người khác phê bình, công kích, nó sẽ tự động bị thời gian đào thải. Một nhà văn không cần quan tâm đến sự phê bình và công kích của người khác, chỉ cần trung thực với bản thân, có trách nhiệm với tác phẩm của mình là được."
Một bài viết sắc bén, có lý đến từng câu chữ. Liễu Địch chưa từng đọc một bài phê bình nào chân thực và sâu sắc đến thế.
Trong bài "Bàn về xu hướng của "dòng ý thức[10'>", anh nhận xét về cái gọi là "dòng ý thức" văn học của thời đại bây giờ như sau:
[10'> Dòng ý thức là một thuật ngữ văn học chỉ một xu hư