
Tác giả: Thương Thái Vi
Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015
Lượt xem: 1341017
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1017 lượt.
ớng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi) khởi điểm từ đầu thế kỷ 20, tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người. Thuật ngữ "dòng ý thức" – Stream of consciousness được nhà tâm lý học người Mỹ William James đưa ra trong cuốn The Principles of Psychology (Cơ sở tâm lý học) xuất bản năm 1890, khi cho rằng ý thức là một dòng chảy, một dòng sông mà ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện một cách kỳ quặc, "phi logic".
"Bây giờ, cái gọi là "dòng ý thức" rất thời thượng. Tôi thêm từ "cái gọi là" bởi vì thứ mà phần lớn con người vận dụng không phải "dòng ý thức" thật sự, bọn họ chỉ là không ngừng tổ hợp câu chữ, khiến nó trở nên khó hiểu một chút, kỳ quặc một chút, lặp đi lặp lại mấy lần là được. Độc giả đọc không hiểu nên sẽ cảm thấy thâm sâu khó dò. Nhà phê bình không thể kết luận nó không hay ở điểm nào. Nếu đã không tệ thì tức là hay. Thật ra tôi cho rằng những thứ này chỉ biểu đạt một nội dung, đó là mất phương hướng. Bây giờ xã hội tồn tại vô số thanh niên rất đau đầu, phiền muộn về vấn đề lối ra, vấn đề hôn nhân và công việc… Rất nhiều người hoang mang vùng vẫy, họ đều bị mất phương hướng. Thế hệ này trở thành thế hệ mất phương hướng. Có một số thanh niên bị mất phương hướng thật sự, cũng có một số chỉ vì lạc lối mà buông thả bản thân. Tác phẩm văn học cũng vội vàng thể hiện xu thế mất phương hướng này, cuối cùng hoàn toàn mất phương hướng. Vì vậy tôi cảm thấy so với cái tên mỹ miều "dòng ý thức", thà gọi loại văn học này là "văn học mất phương hướng" còn thỏa đáng hơn."
Liễu Địch bất giác đập bàn khen hay. Cô rất hả dạ. Cô ghét nhất những tác phẩm văn học khiến người khác đọc mà chẳng biết đâu mà lần. Lời nhận xét này đi thẳng vào tâm khảm của cô. Tuy nhiên, điều khiến Liễu Địch kinh ngạc hơn không phải là quan điểm độc đáo của Hải Thiên về văn học, mà là khả năng nhìn thấu nhân sinh của anh. Trong bài "Danh dự và cái chết", anh viết:
"Danh dự là gì? Nói trắng ra, danh dự chính là cách nhìn của người khác về bạn. Bạn có danh dự hay không, không phải vấn đề bản thân bạn có trong sạch hay không, mà là vấn đề người khác có thừa nhận bạn hay không. Vì vậy, từ xưa đến nay, rất nhiều người dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch và bảo vệ danh dự của bản thân. Cách làm này tuy tiêu cực nhưng cũng rất hữu hiệu. Bởi trong hiện thực cuộc sống, con người không dễ thông cảm cho người sống, mà dễ thông cảm cho người chết. Con người thường nhớ tới khuyết điểm của người sống. Một khi người đó chết đi, con người sẽ dễ nhớ đến ưu điểm của họ. Vì vậy, dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch, tuy phải bỏ cả mạng sống nhưng phần lớn có thể đạt được mục đích. Chỉ là, khi mỗi sinh mệnh sống tìm cách bảo vệ danh dự, càng nghiệm chứng một cách sâu sắc sự tàn khốc của xã hội."
Liễu Địch đọc đi đọc lại bài viết này. Cô cảm thấy bài viết quá sắc bén và nặng nề, đề cập đến tầng sâu vấn đề mà cô không thể chạm tới. Vậy mà Hải Thiên đã nhìn thấu xã hội và nhân sinh năm hai mươi mốt tuổi, chứng tỏ anh có khả năng quan sát tinh tế và tư tưởng sâu sắc đến mức nào?
Tuy nhiên, Liễu Địch luôn cảm thấy hình như cô đã được lĩnh giáo phong cách "đánh một phát trúng chỗ hiểm" này ở đâu đó. Nhưng cảm giác này như cái bóng vụt qua trong đầu, cô không thể nắm bắt, cũng không thể nhìn thấy. Tóm lại, khoảng thời gian này, Liễu Địch từ kinh ngạc đến cảm thán, từ cảm thán đến tán thưởng chàng trai chưa hề gặp mặt Hải Thiên. Sau khi đọc xong quyển Hải Thiên kỳ ngữ, cô phục sát đất, thậm chí sùng bái Hải Thiên.
Đêm hôm đó, cái tên Hải Thiên khắc sâu vào trí óc Liễu Địch. Gương mặt chàng trai trẻ tuổi tràn đầy sức sống trên tấm ảnh lần đầu tiên xuất hiện trong giấc mơ của cô.
Vợ chồng Giáo sư Tô Văn chăm sóc Liễu Địch rất chu đáo. Ở Giáo sư Tô, Liễu Địch cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của một người cha. Đặc biệt, Giáo sư Tô cũng nghiên cứu văn học cổ điển, điều này khiến Liễu Địch càng thấy ông giống bố cô. Nhưng trong lĩnh vực văn học cổ điển, trình độ của Giáo sư Tô tất nhiên hơn bố cô nhiều lần.
Vợ Giáo sư Tô cũng thể hiện tình cảm của một người mẹ. Mỗi lần Liễu Địch đến Trúc Ngâm Cư, bà đều chuẩn bị các món mà cô thích khiến cô không khỏi ngại ngùng. Khi cô nói không cần phiền hà, bà chỉ mỉm cười hiền từ, nói: "Có gì đâu! Trước đây, Hải Thiên nhà chúng ta lúc nào cũng chén sạch sẽ. Nó thường nói với ta: "Mẹ à, nếu con béo phì, mẹ phải chịu trách nhiệm đấy nhé!" Lúc đó, người nó rắn chắc, khỏe mạnh lắm. Mấy năm nay nó sống ở bên ngoài..." Bà lắc đầu, thở dài: "Không biết thành bộ dạng gì rồi."
Tiếng thở dài của bà khiến Liễu Địch xót xa trong lòng. Tại sao Hải Thiên không thường xuyên về nhà? Có lẽ anh quá bận. Liễu Địch biết vợ chồng Giáo sư Tô rất nhớ con trai. Giáo sư Tô ít khi nhắc đến Hải Thiên nhưng ánh mắt ông vẫn vô tình bộc lộ sự nhớ nhung. Còn vợ Giáo sư Tô thường kể chuyện Hải Thiên với Liễu Địch. Một lần, bà lấy tập album ảnh Hải Thiên từ bảy, tám năm trước cho Liễu Địch xem. Không hiểu tại sao Liễu Địch bỗng có cảm giác Hải Thiên trông rất