
Tác giả: Mộc Phù Sinh
Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015
Lượt xem: 1341238
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1238 lượt.
ỗ nào bị thương và chảy máu, trái tim anh bấy giờ mới trở về vị trí của nó, tiếp đó liền cảm nhận được cơn đau truyền đến từ bàn tay, giơ lên xem, quả nhiên là có máu đang không ngừng chảy ra.
Lệ Trạch Lương chợt thấy thong thả hơn, toàn thân giãn ra, đặt cô ngồi vào ghế lái, tìm một thứ gì đó khô ráo đắp cho cô rồi đóng cửa lại.
Quý Anh Tùng gọi mấy cuộc điện thoại, sau đó cùng Lệ Trạch Lương đứng dưới mưa, chờ người đến xử lý.
Chủ xe và hành khách ở chiếc xe phía sau cũng đã cầm dù đi tới, được Quý Anh Tùng ứng phó đâu vào đấy. Lệ Trạch Lương trở về hiện trường xem qua, cũng may không phải rất nghiêm trọng. Anh nhìn về Tả Ý đang ngồi trong xe, ánh mắt trầm buồn.
[6'>
Tả Ý ngửi thấy mùi thuốc sát trùng, mùi vị đó kích thích chiếc mũi bị viêm dị ứng của cô, khiến cô muốn hắt xì. Cô mơ thấy ba của mình, ba khom lưng nói với cô: “Tiểu Ý, qua đây cho ba xem nào, trán con còn đau không?”
Sóng mũi cay cay, nước mắt liền chảy xuống.
Lúc ấy mình bao nhiêu tuổi? Ba tuổi hay bốn tuổi? Chắc là bốn tuổi chăng.
Khi ấy Tả Ý để tóc ngắn, trông hệt như một bé trai. Cô rất nghịch ngợm, có thể nói là thủ lĩnh của đám trẻ, thường xuyên giơ cao con dao đồ chơi đòi chém đòi giết.
Khi chơi trò đóng vai, người ta diễn công chúa, cô thì đòi làm hoàng đế, khiến cho người vốn dĩ đóng vai hoàng đế phải làm hoàng hậu. Rồi đến khi các bạn đều muốn cô đóng vai con trai, cô lại nói: “Tui muốn làm khúc cây.”
Mỗi năm đến ngày lễ thiếu nhi, ba đều mang quà đến.
Năm đó, ba đã tặng gì cho cô nhỉ? Cô chau mày, cố suy nghĩ.
Là một chiếc phi thuyền vũ trụ.
Chiếc phi thuyền ấy chạy bằng pin, vừa bật công tắc đã kêu “uuu--la---uuu---la---”, vừa hú vừa nháy đèn, hệt như xe cứu thương ngày nay. Điều khiến bé Tả Ý hiếu kỳ nhất là chiếc phi thuyền vũ trụ ấy biết tự chuyển hướng. Chỉ cần bật nó sang chế độ cho tự chạy trong nhà thì khi đụng phải chướng ngại vật liên tục hai lần mà không qua được, nó sẽ rất thông minh mà quay đầu bỏ chạy sang hướng khác. Cô tròn xoe mắt hỏi ba của mình.
Ba nói: “Ba đã phù phép lên nó.”
Ở độ tuổi ấy, cô không biết khiêm tốn là gì, có đồ chơi mới là mang ra cho mọi người đều thấy.
Và thế là, cô tin y như thật lời bố nói, cầm theo chiếc tàu chạy ra khoe khoang với các bạn, ngờ đâu Đông Đông lại “Hớ” một tiếng, rất khinh thường mà nói: “Cái này mà phù phép gì. Ba của em nói dối thôi, rõ ràng là có một người tí hon ngồi lái xe ở trong đó.”
“Nói dối! Làm gì có người tí hon chứ?”
“Có là có.” Đông Đông nói.
“Không có. Không có. Không có! Nó là phép màu! Là phép màu!”
“Trừ phi em không biết Công chúa ngón cái[1'>, nếu không làm sao biết không có người tí hon?”
[1'> “Công chúa ngón cái” hay còn gọi là Thumbelina hoặc Little Tiny, là một câu chuyện của Andersen. (N.D)
Tả Ý ngẩn người ra một lúc, ít có ai kể chuyện cho cô nghe, cô đích thật chưa từng nghe nói về “Công chúa ngón cái”, song cô cũng chưa bao giờ chịu thua, vì thế chột dạ mà cãi lại: “Tui làm gì mà không biết cái ngón cái đó là gì chứ, đó rõ ràng là một ngón tay.”
Hai người bắt đầu tranh cãi nhau, lúc bắt đầu chỉ là cãi cựa mỗi đứa một câu, ai ngờ miệng lưỡi cậu bé lanh lợi hơn Tả Ý. Cuối cùng, Tả Ý nhất thời nói không lại bèn đá người ta một cái, Đông Đông ôm mông, hai mắt ngấn lệ mếu máo nói: “Nói không lại thì chỉ biết đá người ta.”
“Đá đó, thì sao nào? Bây giờ tui sẽ tháo nó ra, cho mấy bạn biết ai mới là đồ lừa gạt.” Tả Ý tức mình chạy về nhà lấy kềm, vít và dao.
“Con à, con nóng giận vậy là vì chuyện gì?” Mẹ cô trông thấy liền hỏi.
“Có đứa kiếm chuyện, hôm nay con phải xử nó.” Nói xong cô chạy một mạch như cơn gió trở về khu đất trống ấy, rất hung dữ mà nói với Đông Đông, “Nếu không có người tí hon, sau này anh phải đóng vai hoàng hậu suốt.”
Kết quả rất rõ ràng. Trong ấy không có Công chúa ngón cái, cũng không có phép thuật của ba, mà chỉ có cả đống đinh ốc, và những miếng đồng miếng thiếc không thể ghép lại như cũ.
Tả Ý nhìn đống hoang tàn, ngơ ngẩn nửa ngày trời, cuối cùng mới òa lên khóc hét: “Mọi người đều gạt con…” Tiếp đó, cô ôm đống sắt vụn như bảo bối ấy đi về nhà, vừa đi vừa khóc, vì không còn tay để lau nước mắt nên nước mắt nước mũi tèm lem trên mặt hòa lẫn vào nhau, không phân biệt được đâu là đâu.
Về đến nhà, khi lên cầu thang, chân cô bất cẩn trượt một cái liền lăn xuống đất, biết rõ đầu sắp đụng vào cạnh cầu thang rồi mà cô vẫn giữ “xác” con tàu ấy như của quý, ôm mãi không buông. Thế là vầng trán đụng vào viền đá, tạo nên một vết thương rất dài, còn phải nằm viện mất mấy ngày.
Khi ấy, cô cũng nằm trong bệnh viện, ba đến thăm cô, khom lưng xuống nói với cô: “Tiểu Ý, tới đây cho ba xem nào, trán con còn đau không?”
Vết thương ấy sau khi lành lặn thì biến thành sẹo. Mẹ cô thường xuyên nói với người khác: “Con gái nhà chúng tôi nếu không vì vết sẹo trên trán, không chừng cũng là một người đẹp đúng chuẩn đấy.”
Cô mím môi cười cười, trở mình trên chiếc giường trong bệnh viện.
Về sau, khi cô vừa tròn năm tuổi rưỡi, vì gia đình không ai chăm sóc, lại không an