Disneyland 1972 Love the old s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bản Sắc Anh Hùng

Bản Sắc Anh Hùng

Tác giả: Kim Lưu

Ngày cập nhật: 22:40 17/12/2015

Lượt xem: 1341451

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1451 lượt.

ạnh vua đương nhiên cũng cùng đi theo. Về sau họ lại trở về Gia Định đánh nhau tiếp với anh em Nguyễn Nhạc nhưng cũng lại thua.

Trong một trận đánh, tổ sư thống lĩnh một đạo quân người Chân Lạp đụng độ với quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tại Đồng Tuyên, do sức đơn lực bạc nên không chống nổi, toàn quân bị diệt. Nhưng Nguyễn Huệ lại thấy Tổ Sư là người khí độ hiên ngang, dũng mãnh nên lưu lại dùng, phong cho làm Phó Tướng. Tổ sư vì hoàn cảnh bức bách nên đành nhịn nhục đi theo Nguyễn Huệ, chờ cơ hội trốn về, ông học theo Quan Công ngày xưa khi đi theo Tào Tháo, nên giao ước trước chỉ đánh nhau với quân của chúa Trịnh, chứ không đánh với quân của Nguyễn Ánh. Qua một thời gian cuối cùng thời cơ cũng đến, nhân một chuyến hành quân ra bắc đánh quân Trịnh, ông trong đêm băng rừng sâu trốn sang Vạn Tường, rồi hay tin Nguyễn Ánh đã đến Xiêm La, tức là Thái Lan, để xin viện binh, ông lại từ Vạn Tường chạy đến Xiêm La để hội ngộ với vua. Nhưng khi sang tới thì Nguyễn Ánh đã về.

Vua Xiêm lúc ấy là Rama 1 biết tổ sư là người tài nên rất ái mộ, tiếp đón rất nồng hậu, qua thời gian ông lưu lại Xiêm lại cùng nhau đàm đạo, luận chuyện thế sự lại càng phục kiến thức uyên bác của ông. Một vua – một tướng vì thế mà rất tâm đầu ý hợp. Vua Xiêm La có một món bảo vật rất quý báu, gọi là Hồng Huyền Kiếm.
Tương truyền thanh kiếm này được rèn từ vàng ròng đem pha với một loại dị thạch đen tuyền trong lòng núi, trong quá trình tôi luyện lại nấu chảy kim cương pha vào để tăng độ sắc bén dẻo dai, thế gian chỉ có một cây duy nhất. Thanh kiếm đó lúc bình thường thì có màu đen tuyền như gỗ mun, vốn là thần vật tùy thân của một đại cao thủ phái Võ Đang bên Trung Quốc. Vị kiếm khách này khi dụng kiếm công lực sẽ truyền vào trong kiếm, thanh kiếm cảm nhận được nội lực màu sắc từ đen sẽ chuyển thành màu đỏ như máu, người kiếm hiệp nhất làm một, uy lực vô song. Những người bình thường công lực thấp kém thì tự nhiên không thể dùng được thanh kiếm này.

Thanh kiếm đó qua thời gian lại lưu lạc sang nước Xiêm, cuối cùng lọt vào tay vua Rama. Vua rất quý trọng nó, nhưng khổ nỗi võ công có hạn, nên chỉ biết nhìn ngắm chứ không thể dùng. Vua biết tổ sư là người tinh thâm võ học nên khi đó đem kiếm đến để ông phẩm bình.

Tổ sư rút kiếm khỏi bao, một làn hơi lạnh ngùn ngụt tỏa ra, thanh kiếm đen tuyền một màu, bóng loáng như gương, vung nhẹ lên thì nghe tiếng gió oong oong, quả nhiên là thần vật. Tổ sư luận về võ công có thể xếp vào hàng ngũ đệ nhất trong thiên hạ, thấy vật báu đương nhiên cũng rất hào hứng, liền vận kình lực truyền vào thanh kiếm. Thanh kiếm nhận được nội lực từ màu đen tuyền dần chuyển sang đỏ rực, đúng như lời truyền tụng bấy lâu. Sau đó tổ sư phi thân ra sân, vung kiếm đi một bài kiếm pháp. Thân ảnh ông phiêu diêu như làn gió, kiếm phong sắc lạnh ngân vang, giữa trời trưa mà vẫn thấy ánh đỏ mờ mịt tỏa ra. Vua Rama vốn là người mê võ, nhìn đến ngẩn ngơ cả người. Tổ sư đi hết bài kiếm pháp, lưỡi kiếm từ trên không chém xuống xẻ đôi một hòn giả non bằng đá quý trong sân ngọt như dao phay chặt chuối, xong thu kiếm tra lại vào bao, ngắm nhìn một hồi rồi trả lại cho vua Rama. Vua Rama trong lòng hết sức nể phục, quyết giữ tổ sư lại, lúc đó liền không đắn đo đem thanh bảo kiếm tặng luôn cho tổ sư. Tổ sư là người học võ, đối với món binh khí như thế tự nhiên hết sức trân quý, bèn hân hoan nhận lấy.

Rama trước là tặng binh khí, sau lại dùng lời lẽ, chức tước khuyên tổ sư về dưới trướng của y. Tổ sư giữ một lòng trung, trước sau kiên quyết từ chối. Lúc ấy lại nghe vua Nguyễn Ánh đang triệu tập binh mã ở nước nhà, bèn cáo từ vua Rama, dứt áo quay về, cũng không quên trả lại thanh bảo kiếm.

Võ Tài nghe tới đó nuối tiếc nói: “Một thanh kiếm quý giá như thế… thật đáng tiếc là tổ sư lại không lấy. Nhưng người làm thế cũng rất phải, không thể nhận ân huệ của người ta mà không báo đáp, tốt nhất là đừng mắc nợ điều gì.”
Huỳnh phu nhân gật đầu cười nói: “Ngươi biết nghĩ vậy là tốt. Khi tổ sư vó ngựa đã đi xa, bỗng thấy phía sau có một đội binh mã rầm rập chạy tới. Trong lòng ông rất không vui, nghĩ rằng vua Rama muốn bắt mình ở lại. Ông cũng không bỏ chạy, liền thắng ngựa đứng lại đợi toán kỵ binh kia. Dẫn đầu toán kị binh là một thân tướng cạnh vua, tổ sư cũng nhận ra hắn. Hắn xuống ngựa, tháo trên lưng xuống một thanh kiếm đưa cho tổ sư, nói rằng là do đức vua ban tặng. Đó chính là thanh Hồng Huyền Kiếm. Tổ sư nhận kiếm, trong lòng vô cùng cảm động, không ngờ vua Rama lại quân tử đến như vậy, chỉ tiếc một tôi không thể thờ hai chủ, lúc đó bèn quỳ rạp xuống đất, hướng về phía hoàng cung mà lạy liền ba cái, xong thúc ngựa ra đi.”
Võ Tài nói: “Vua Rama quả nhiên khí khái hơn người, không phải hạng tiểu nhân hẹp hòi, để bụng vặt vãnh.”

Phía bên này lão Sáu và Đồ nhân đều bần thần. Không ngờ trên thế gian lại có thứ thần vật như Hồng Huyền Kiếm, cả hai đều nảy lòng ham muốn.

Huỳnh phu nhân lại kể: “Về sau tổ sư ngươi dùng thanh kiếm ấy mà đánh trận, đúng là như hổ thêm cánh. Uy danh c