Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bản Sắc Anh Hùng

Bản Sắc Anh Hùng

Tác giả: Kim Lưu

Ngày cập nhật: 22:40 17/12/2015

Lượt xem: 1341449

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1449 lượt.

ủa tổ sư vang khắp bốn bể, địch nhân nghe thấy đều thập phần kinh hãi. Thanh kiếm vì thế mà cũng trở nên nổi tiếng trên giang hồ. Một người một kiếm, không ai địch lại. Khi vua Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, lập nên triều đại nhà Nguyễn, xét công trạng lại phong cho tổ sư làm Tổng Trấn Thành Gia Định, coi sóc toàn miền nam, xếp vào hàng ngũ khai quốc công thần. Tổ sư trấn giữ thành Gia Định, giữ yên một cõi, không kẻ nào còn dám nhòm ngó vào giang sơn nhà Nguyễn nữa. Sau đó ông lại mở ra Huỳnh Gia Võ Quán để làm nơi truyền thụ võ công cho toàn dân.

Vào năm ông được 65 tuổi, một đêm nọ ông gọi con trai là Huỳnh Thiên tới, Huỳnh Thiên lúc đó đã thay cha giữ chức chưởng môn. Hai người đóng cửa bàn luận. Huỳnh Thiên khi đó rất thắc mắc và run sợ, không hiểu cha mình nửa đêm cho gọi là có chuyện gì. Thì ra đêm đó hai người bàn tới chuyện hậu sự cho tổ sư.”

Võ Tài ngạc nhiên la lên: “Chuyện hậu sự ư, chẳng lẽ lúc đó tổ sư bệnh nặng sắp lâm chung?”
Huỳnh phu nhân cười nói: “Tổ sư rất khỏe mạnh, nội công của ông thâm hậu, liệu có thể bị bệnh gì được chứ.”
“Vậy sự thể là thế nào?” Võ Tài thắc mắc.
Lão Sáu và Đồ Nhân nghe tới đó cũng đều rất nóng lòng, chỉ muốn biết sự thể rốt cuộc là thế nào.

Huỳnh phu nhân lại nói: “Nguyên tổ sư ngươi y bốc tinh tướng đều am hiểu rất tường tận, thuật xem phong thủy cũng có thể gọi là vô tiền khoáng hậu. Khi đó ông tự biết số mệnh mình đã sắp dứt, nên mới gọi con tới để bàn chuyện hậu sự, mà cụ thể nhất là chuyện xây dựng lăng mộ.

Ông là người thông thạo thuật phong thủy, trên thì xem tinh tú, dưới thì tìm mạch đất. Trong thời gian ông còn chinh chiến, đông bôn tây tẩu, đến nơi đâu cũng ngắm nhìn hình thế núi sông, về cuối đời đem tổng hợp, phân tích hết lại cuối cùng cũng chọn được nơi chôn cất chomình.”
Võ Tài lại ngạc nhiên hỏi: “Chẳng phải người được chôn ngay sau hậu viên sao?”
Huỳnh phu nhân nói: “Đó chỉ là một phần của lăng mộ thôi.”
Lão Sáu nhíu mày một cái, Đồ Nhân thì trợn mắt kinh ngạc.

Võ Tài lại tròn mắt, nhưng nó không hỏi nữa. Huỳnh Phu nhân kể: “Tổ sư dặn con trai sau khi ông chết phải đào ba lăng mộ tại ba nơi. Một nơi nằm trên vùng cao nguyên ở Đà Lạt, một nằm tại Vũng Tàu, một ở Tây Ninh, còn thi thể ông thì táng sau hậu viên Huỳnh Gia. Bốn nơi này hợp thành một hình bốn cạnh bao lấy thành Gia Định bên trong, ông gọi cái này là Tứ Đại Pháp Vương Trấn Ma Trận Đồ, chính là sự kết hợp giữa thuật phong thủy tinh vi và thuật ngũ hành bí ẩn mà ra. Trong lăng mộ tại Tây Ninh và Vũng Tàu phải chôn vào đó năm mươi pho tượng quân lính bằng vàng ròng to bằng người thật. Các pho tượng này phải được sắp xếp theo trận đồ do ông vẽ ra. Còn trong lăng mộ tại Đà Lạt thì phải đem thanh Hồng Huyền Kiếm mà chôn vào đó, lại chôn theo mười pho tượng khác cũng xếp thành trận thế vây lấy kiếm.

Nói rồi ông lại đưa bản vẽ tay hình thế trận đồ cho con trai, dặn dò tỉ mỉ chi tiết và cách thức bố trí. Ông nói rằng sau khi ông mất thế sự ắt sinh biến, nên mới khổ công nghĩ ra trận pháp này để giữ yên bờ cõi, trong vòng một trăm năm tuyệt đối đất nước được thanh bình.

Sau tổ sư lại thấy số tài sản tới một trăm mười bức tượng bằng vàng ròng kia không phải nhỏ, thật không dễ kiếm. Ông trước giờ lại sống đạm bạc, tiền của trong nhà phần lớn lấy ra giúp đỡ dân nghèo, khó có thể đảm đương nổi, nên mấy ngày sau lại vào diện kiến vua Gia Long, đem chuyện ưu tư lẫn lăng mộ của mình ra nhất nhất thuật hết lại với vua. Vua nghe xong rất cảm kích trước tấm lòng vì dân vì nước của ông, bèn phê chuẩn một mật đạo thánh chỉ an bài chuyện hậu sự cho ông.

Sáu năm sau, trong lúc tổ sư đang đọc một quyển sách trong thư phòng thì có một con chim sẻ bỗng từ ngoài hiên bay vào đậu trên vai ông, lúc đó đang độ tháng mười, trời mưa nhiều, ông bèn ngâm nga câu thơ:
“Mưa sa cho ướt tháng mười
Bóng chim tiễn một bóng người ra đi”
Nói xong ông gập quyển sách lại, gục đầu lên bàn thiếp đi, từ đó không bao giờ thức dậy nữa. Quyển sách cuối ông mà ông đọc là cuốn: “Ức Trai Thi Tập.”Chuyện hậu sự được bí mật tiến hàng liền sau đó. Huỳnh Gia ta gọi đó là Trấn Quốc Huyệt. Vua Minh Mạng về sau truy tặng tổ sư danh hiệu: “Kiến Xương Quận Công.”



Câu chuyện của Huỳnh phu nhân gieo vào trong đầu óc Võ Tài những niềm suy tư trằn trọc, hình ảnh Trấn Quốc Huyệt, Liên Hoa Bang, Huỳnh Gia cứ luôn phiên thống lĩnh đầu óc nó, đến nỗi nó quên cả ăn phần cơm mà Huỳnh phu nhân đã mua cho trước khi đi ra ngoài.
Đang lúc tâm sự ngổn ngang thì Trang Nhi lại tới thăm nó, không thấy hai thằng kia đâu. Sự xuất hiện của nàng làm lòng nó bỗng nhộn nhạo hẳn lên, vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, một nỗi niềm ngọt ngào mà nó chẳng sao hiểu được. Trang Nhi cười tươi như hoa bước đến hỏi han chuyện ăn uống rồi sức khỏe của nó. Võ Tài đã ở lì trong phòng suốt cả ngày hôm nay, bèn rủ Trang Nhi xuống dưới sân đi dạo.
Khuân viên rộng rãi của khách sạn được thiết kế thành một khu vườn tao nhã, vừa làm tăng thêm mỹ quan vừa có nơi cho kh


80s toys - Atari. I still have