
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 22:45 17/12/2015
Lượt xem: 1341909
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1909 lượt.
eo tạp dề, hỏi dồn một
câu:
- Em còn nhớ lời trăng trối của cậu trước lúc nhắm mắt không, không
những cậu yêu cầu chúng ta không được nói với bất kỳ ai, mà còn bắt đốt
hết tất cả tranh trong nhà. Em nói xem, những bức tranh đó liệu có liên
quan gì đến chuyện này không?
Tôi ậm ừ trong miệng, day day huyệt thái dương rồi mới trả lời chồng:
- Điểm này em đã nghĩ đến từ lâu rồi, nếu cậu thực sự muốn giấu bí
mật gì đó, thì ngoài việc giấu một phần trên chính cơ thể mình, phần còn lại chắc sẽ nằm ở trong những bức tranh, chúng ta nên sắp xếp thời gian xem sao.
La Viễn Chinh chăm chăm nhìn tôi, do dự hồi lâu mới chậm rãi nói:
- Vậy tốt nhất em nên nhanh chóng điều tra, mẹ cứ nhất định đòi đốt hết những bức tranh đó đấy.
Do ông bà ngoại mất sớm, cậu tôi lại không có vợ con gì, nên người
duy nhất có quyền thừa kế trong gia đình chính là mẹ tôi, quyền cất giữ
những bức tranh đó đương nhiên cũng thuộc về bà. Tuy rất nhiều người tỏ ý tiếc nuối, khuyên nhủ không nên đốt chúng đi, hoặc ít nhất cũng nên
hiến tặng cho nhà nước, nhưng mẹ tôi vẫn quyết giữ chính kiến của mình,
không nghe lời bất cứ ai, còn giấu luôn cả chìa khóa nhà cậu. Vì việc
này tôi đã nhiều lần tranh cãi với bà, có lần hai mẹ con còn cãi nhau
to, nhưng kết quả nhận được vẫn chỉ là một chữ: Đốt!
Không còn cách nào khác, đành phải đốt hết vậy! Tôi buông xuôi, trong lòng thầm xin lỗi cậu, có thể bí mật đó mãi mãi không có cách nào để
giải mã.
Tôi còn nhớ hôm đốt các bức tranh là ngày Chủ nhật, mây đen vần vũ,
gió thổi ầm ào, dự báo thời tiết nói có mưa, nhưng mãi vẫn chưa có giọt
mưa nào. Hơn bảy giờ sáng, tôi và La Viễn Chinh ăn sáng xong, lái xe đón bố mẹ đi đến ngôi nhà cũ của cậu. Mọi người im lặng gỡ những bức tranh
mà cậu sáng tác và sưu tầm khi còn sống, xếp đầy chặt mấy bao tải dứa.
Có ba bức sơn dầu kích thước lớn, không vừa với bao tải nên chúng tôi
bọc qua một lớp báo rồi dùng dây chằng lại. Chúng tôi bỏ tất cả tranh
vào cốp rồi lái xe đến một bãi đất trống thuộc ngoại ô thành phố.
Tôi và La Viễn Chinh quây vài viên gạch vỡ thành vòng tròn rồi xếp
cành khô, rơm rạ vào giữa, sau đó tưới xăng lên. Chính tay mẹ tôi bật
diêm, ngọn lửa gặp những chất dễ cháy nhanh chóng bùng lên.
Ngọn lửa cứ thế cháy bùng trong vòng gạch quây, hơi nóng tỏa ra rát
cả người cùng những tiếng nổ lách tách khi mẹ tôi vừa khóc vừa ném từng
bức tranh vào vòng gạch. Chúng tôi thẫn thờ nhìn những tập tranh oằn
mình trong ngọn lửa, từ từ cuộn tròn lại, tàn giấy lả tả bay lên không
trung, lượn vài vòng rồi cuốn đi theo gió.
La Viễn Chinh nhích lại gần tôi, khẽ than thở tiếc nuối:
- Đốt một bức là mất mấy triệu bạc đấy!
Tôi khoanh tay, khẽ gật đầu, trong lòng dâng lên một cảm giác khó tả, cứ thế nhìn chăm chăm vào đống lửa, lặng thinh không nói.
Ngọn lửa cháy mải miết hơn một tiếng đồng hồ, giữa vòng gạch quây đã
chất một lớp tro khá dày, tranh của cậu đã vơi gần hết, chỉ còn lại ba
bức sơn dầu khá to.
Tôi và La Viễn Chinh khênh chúng ra, chuẩn bị ném vào đống lửa. Bỗng
nhiên, tôi nhìn thấy góc báo bọc bức tranh sơn dầu bị toạc một đường khá dài, chắc là do bị dây thép trong cốp xe cào rách, để lộ ra mảng tranh
hết sức sặc sỡ.
Nhiều lúc tôi cứ nghĩ, mọi việc trên thế giới này thật kỳ diệu. Chỉ
một chút sai lệch ban đầu cũng đủ để sự việc sau này thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn khác. Có thể nói như vậy, vì số phận của tôi đã hoàn
toàn thay đổi bởi khe rách trên tờ báo ngày hôm đó.
Lúc đó, khi nhìn thấy khe rách, tôi bất giác dừng bước, theo phản xạ
tự nhiên, tôi xé tờ báo ra, ngắm nghía thật kỹ bức tranh, khi hiểu được
hết bức tranh tôi thấy thực sự chua xót.
Sinh thời cậu tôi có hai việc đắc ý: Việc thứ nhất là năm lớp Mười
hai, bất chấp ông bà ngoại phản đối, cậu kiên quyết thi vào Học viện Mỹ
thuật Lỗ Tấn, rồi bằng sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, cậu gặt hái được nhiều thành công về sau. Việc thứ hai là năm 1986, cậu trở thành họa sĩ trẻ tuổi nhất tham gia cuộc thi sáng tác tranh panorama với bức Cuộc tiến công Cẩm Châu hiện đang trưng bày tại nhà tưởng niệm chiến dịch Liêu Thẩm – Cẩm Châu.
Nhất là chuyện tham gia sáng tác tranh panorama, cậu tôi vô cùng tự
hào, coi đó là niềm vinh dự cả đời, về sau cậu đã sao chép bức tranh
theo tỉ lệ thu nhỏ, thành một tác phẩm sơn dầu, treo chính giữa phòng
khách, hàng ngày vuốt ve lau chùi như vật báu.
Vừa nhìn thấy bức tranh này, nụ cười của cậu lập tức chợt hiện về
trong tâm trí tôi. Còn nhớ hồi nhỏ mỗi lần đến nhà cậu chơi, cậu rất
thích bế tôi đứng trước bức tranh sơn dầu ấy ngắm nghía thật lâu.
Nghĩ đến đây, tôi bỗng bừng tỉnh, đưa mắt ra hiệu cho La Viễn Chinh
đem bức tranh đến trước mặt mẹ với hi vọng sẽ làm bà động lòng. Mẹ tôi
thẫn thờ ngắm bức tranh, nước mắt lăn dài, khóc không thành tiếng nhưng
vẫn cắn chặt môi, kiên quyết nói:
- Đốt! Đốt hết!
Tôi thở dài, xem ra cơ hội cuối cùng cũng chẳng còn, đành cùng La Viễn Chinh khiêng bức tranh vứt vào đống lửa.
“Bịch!” bức tranh khổng lồ bị ném vào đống lửa, tàn lửa và bụi tro
bay tung