
Tác giả: Khúc Thụy Du
Ngày cập nhật: 22:51 17/12/2015
Lượt xem: 1341131
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1131 lượt.
u mặt rồi xuống ngực, bụng. Những vết bỏng đỏ lòm ở ngực và bụng dính vào nhau nhầy nhụa ở nơi này nơi kia nom như những khối u của người ung thư đang bị di căn. Hai Bình đưa tay bóp nhẹ lên những chỗ bỏng và cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Bỗng Hai Bình đưa tay ôm ngực và cong người xuống. Cơn đau thắt xuất phát từ ngực rồi lan dần xuống bụng và truyền đi khắp cơ thể. Anh đánh rơi chiếc khăn, nằm cong người như con tôm luộc. Những bàn tay thô bạo vô hình như đang nghiền nát cơ thể anh. Anh xoay người, nằm úp mặt xuống sàn gác, lưng cong oằn như con giun bị giẫm. Cố chịu đau, anh bò đến bên chiếc tủ cá nhân lấy ra lọ thuốc. Bàn tay run rẩy mở nắp rồi lấy ra hai viên thuốc màu xanh cho vào mồm. Xong xuôi, anh nằm quay người vào vách, hai chân liên tục co duỗi. Cơn đau chưa kịp lắng xuống thì cơn sốt bỗng ập đến. Cả ngày hôm ấy Hai Bình vùng vẫy cật lực trong chiếc chăn mỏng..
Lê Trực nói:
- Tôi muốn vào xem chỗ ở của Hai Bình nhưng cửa đã khóa.Tư Bốn sốt sắng:- Để tôi đưa chìa khóa cho chú. Thấy cửa nẻo mở toang, lo sợ bị mất mát nên tôi đã lấy ổ khóa ở nhà sang khóa cửa nhà Hai Bình lại đó chứ.Tư Bốn lấy chìa khóa đưa cho Lê Trực và dặn:- Khi nào xem xong, chú khóa cửa lại và gửi lại chìa cho tôi nhé.Ngôi nhà khá hẹp chỉ hơn mười mét vuông, có căn gác lửng. Gian trước làm phòng khách, gian sau làm nhà bếp, nhà vệ sinh. Quần áo, đồ đạc vất bừa bãi khắp nơi. Lê Trực phát hiện một thùng mì ăn liền hiệu Miliket đặt trên chiếc tủ gỗ. Bên trong còn vài gói. Trong nhà vệ sinh có vài bộ đồ ngâm trong chậu đã bốc mùi. Căn gác lửng ọp ẹp được làm nơi ngả lưng. Chiếc đài bán dẫn đặt ngay đầu nằm. Cạnh đó là quyển tiểu thuyết “ Phía Tây không có gì lạ “ của Erich Maria Remarque được đặt ở tư thế úp. Lê Trực cầm lên và phát hiện sách được mở ở trang 230 – 231. Trên chiếc bàn nhỏ kê gần cửa sổ có chiếc gạt tàn thuốc lá. Bao Du Lịch còn vài điếu và chiếc bật lửa hiệu ba số năm. Tiếp tục tìm kiếm, Lê Trực còn tìm thấy một quyển vở học sinh mép cong tớn nhét dưới gối nằm. Anh lật thử vài trang rồi đặt vào chỗ cũ. Sau đó anh bước ra ngoài, khóa cửa cẩn thận và trả chìa khóa lại cho ông Tư Bốn.*Chín giờ sáng. Lò bánh mỳ đang chuẩn bị cho ra mẻ cuối cùng. Ba Phát chủ lò bánh, mặc chiếc quần short, mình trần đang hò hét chỉ huy đám thợ. Mấy người thợ mình dính đầy bột đang cắm cúi cho củi vào lò. Ba Phát cúi xuống nhìn vào lò rồi gắt lên:- Cho thêm củi vào! Củi lửa như vầy chừng nào mới ra bánh. – Đoạn Ba Phát day mặt về phía một thanh niên đang đứng gần cửa sổ:- Thằng Trọng mang củi vào nhanh lên. Người gì mà cứ lừ đừ như ông từ vào đền!Trọng bước ra ngoài ôm mấy ôm củi khô rồi cho từng thanh vào lò. Ba Phát bước đến bên chiếc bàn hình chữ nhật vơ lấy ca nước đá tu ừng ực, rồi ngước mắt nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường. Bên ngoài có mấy người đang nóng lòng chờ lấy bánh.Bánh chín. Mấy người thợ vừa lấy bánh trong vỉ ném vào chiếc giỏ cần xé cạnh đấy, vừa đếm từng chiếc để giao cho khách. Loáng một cái số bánh đã giao gần hết, chỉ còn vài chiếc. Ba Phát lấy một ổ cho vào mồm nhai ngấu nghiến. Mấy người thợ bắt đầu công việc dọn dẹp.Lê Trực từ ngoài bước vào. Ba Phát đặt ổ bánh xuống bước ra đón khách:- Anh mua mấy ổ? Bánh mới ra lò còn nóng hổi.Lê Trực lắc đầu:- Tôi không mua bánh. Tôi tìm ông Ba Phát chủ lò.Ba Phát nhìn khách một lượt từ đầu đến chân:- Là tôi đây, anh tìm tôi có việc gì?Ba Phát lấy chiếc ghế thấp đưa cho khách rồi ngồi xuống chỗ trống cạnh đấy:- Nhà cửa bề bộn quá, anh thông cảm. Xin lỗi, anh là ai?Lê Trực giới thiệu qua loa về mình và đi thẳng vào chuyện:- Tôi đến đây để tìm hiểu một số thông tin về Hai Bình. Theo tôi được biết Hai Bình làm việc tại lò bánh của ông?Ba Phát gật đầu:- Đúng vậy, Hai Bình là người làm lâu năm nhất tại lò bánh của tôi. Tôi quý mến Hai Bình và xem như anh em trong nhà. – Ba Phát đưa tay trỏ về phía mấy người thợ đang dọn dẹp:- Những người này làm việc với tôi chỉ vài năm gần đây thôi. Tôi phải liên tục tuyển thợ mới bởi đám thợ cũ thỉnh thoảng lại xin nghỉ, đi tìm công việc khác. Công việc làm bánh quả thật rất cực nhọc và phải thức trắng đêm, những người trẻ tuổi có thể làm công việc nặng nhọc nhưng thức đêm thì rất kém.Lê Trực nói:- Chính xác là Hai Bình làm việc ở đây đã được bao lâu?Ba Phát ra chiều suy nghĩ:- Cũng hơn năm năm rồi…*Một buổi sáng tháng Bảy, trong lúc ông Ba Phát đang nhào bột thì có một người đàn ông dáng vẻ khắc khổ với chiếc ba lô trên vai tìm đến. Anh ta đứng hồi lâu quan sát mọi người làm việc rồi mới rụt rè bước đến gần Ba Phát và cất giọng rè rè:- Xin lỗi, tôi muốn gặp chủ lò bánh..Ba Phát ngừng công việc, đưa tay quệt mồ hôi trán:- Là tôi đây. Anh tìm tôi có việc gì?Người đàn ông giới thiệu tên Hai Bình và bày tỏ ý định vào làm việc tại lò bánh.- Mời anh ngồi. – Ba Phát lấy khăn lau bàn tay dính đầy bột:- Tôi tên Phát, thứ ba, mọi người thường gọi tôi là Ba Phát. Lò bánh Ba Phát. Thậm chí người ta còn gọi hẻm này là hẻm Ba Phát. Anh đến xin việc cũng đúng lúc, tôi đang thiếu thợ. Anh đã làm thợ làm bánh đã được bao lâu?Hai Bình lúng túng m