
Công Tử Hào Hoa Và Cô Nàng Lạnh Lùng
Tác giả: Khúc Thụy Du
Ngày cập nhật: 22:51 17/12/2015
Lượt xem: 1341113
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1113 lượt.
ửa lít và ấm trà còn nóng.- Tôi chỉ quen uống thứ “ nước mắt quê hương “ này. Trên ghe bao giờ cũng có sẵn trà nóng. Vợ tôi thích uống trà Bảo Lộc.Tám Sách lấy bọc thuốc rê vấn một điếu. Một chiếc ca nô chạy qua, sóng vỗ tràn bờ, chiếc ghe lắc lư theo từng nhịp sóng.- Chắc chú đến đây không phải để mua trái cây?- Dạ, - Lê Trực đáp:- Tôi đến đây để hỏi một số thông tin có liên quan đến Hai Bình? Chắc bác còn nhớ Hai Bình chứ?Mắt ông Tám Sách bỗng sáng lên:- Hai Bình à! Nhớ chứ. Ai tôi có thể quên chứ Hai Bình làm sao quên được. Đấy là một chàng trai siêng năng, dễ mến. Tôi đã từng thuê mướn nhiều người nhưng không có ai chăm chỉ và thật thà như Hai Bình cả.Ông Tám Sách nhấp một ngụm rượu rồi nheo mắt nhìn khách:- Nhưng, có lẽ chú đã tìm nhầm chỗ rồi bởi vì Hai Bình đâu còn làm với chúng tôi nữa. Chú ấy đã bỏ đi từ lâu rồi.Lê trực gật đầu:- Dạ, tôi biết. Tôi đến đây để tìm hiểu một số thông tin về Hai Bình. Bác có biết tin Hai Bình đột nhiên mất tích..Ông Tám Sách giật mình:- Ồ, có chuyện đó nữa sao? Làm sao chú ấy có thể mất tích được nhỉ. Chuyện là như thế nào?Lê Trực kể tóm tắt câu chuyện. Nghe xong, Tám Sách khẽ thở dài:- Tội nghiệp chú ấy. Liệu Hai Bình có gặp nguy hiểm gì không?Lê Trực lắc đầu:- Tôi không biết. Hy vọng mọi việc không quá tồi tệ.Tám Sách nhấp một ngụm rượu:- Vợ chồng tôi thương yêu Hai Bình như người trong nhà. Lâu rồi không gặp vợ chồng tôi cứ nhắc hoài, không ngờ hôm nay lại xảy ra chuyện như vậy. Vợ tôi đi xuống chợ, nếu hay tin này chắc bả lo lắm.Lê Trực uống một ngụm trà:- Hai Bình làm việc với bác trong thời gian bao lâu?Ông Tám Sách đưa đốt ngón tay ra tính nhẩm:- Cũng khá lâu à, hơn bảy năm đấy. Hai Bình tỏ ra thạo việc và rất chăm chỉ. Hai vợ chồng tôi đã bàn với nhau sẽ nhận Hai Bình làm con nuôi. Chưa kịp nói gì thì Hai Bình bỗng dưng biến mất.Lê Trực ngạc nhiên:- Bác có biết tại sao không?- Không, tôi hoàn toàn chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Vợ tôi cũng hết sức bất ngờ về điều này. Hai chúng tôi cứ nghĩ hoài không biết đã làm điều gì khiến Hai Bình phật ý mà bỏ đi.Ông Tám Sách rót thêm chung rượu:- Mang tiếng là người làm thuê nhưng vợ chồng tôi đối đãi Hai Bình như người trong nhà. Có món ngon vật lạ đều dành cho chú ấy. Bản thân Hai Bình cũng rất quý mến vợ chồng tôi. Vợ tôi thầm mong có một đứa con gái để gã cho Hai Bình nữa là..Lê Trực nói:- Khi đi Hai Bình có mang theo thứ gì không?- Chỉ mang theo tư trang của mình thôi, còn lại, thì không đụng đến bất kỳ thứ gì. Hai Bình là người đàng hoàng ngay thẳng, chẳng bao giờ Hai Bình lấy của ai thứ gì. Và cũng vì đức tính này mà chúng tôi muốn nhận Hai Bình làm con.- Hai Bình có biết ý định của vợ chồng chú không?- Không, chúng tôi giữ kín chuyện này và định hôm nào có dịp thuận tiện mới nói.- Hai Bình có bao giờ kể chuyện gia đình mình cho chú nghe không?- Tôi chỉ biết Hai Bình là đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Trước khi về ở với chúng tôi, Hai Bình sống cùng cha con ông Sáu Đê.- Sáu Đê là ai?- Sáu Đê là người sống bằng nghề đăng cá ở xóm Chài.- Chú có biết tại sao Hai Bình không sống cùng cha con ông Sáu Đê nữa không?- Nghe đâu, giữa Hai Bình với Sáu Đê có chuyện hục hặc nên Hai Bình mới bỏ đi, còn hục hặc như thế nào, tôi không biết..- Bác có quen biết với ông Sáu Đê?Tám Sách gật đầu:- Biết chớ. Tôi thường mua cá của Sáu Đê. Và có nhậu với nhau vài lần.Lê Trực nói:- Sáu Đê là người như thế nào?- Tốt bụng. Ăn to nói lớn. Tính tình hào hiệp, phóng khoáng và vô lo.- Bác có nhớ chính xác ngày Hai Bình rời khỏi ghe không?Tám Sách gật đầu, nói:- Nhớ chớ, đám giỗ hai đứa con tôi hôm trước thì hôm sau Hai Bình bỏ đi, vì thế, tôi nhớ rất rõ. Đó là ngày hai mươi sáu, tháng tám âm lịch.Lê Trực thốt lên ngạc nhiên:- Đám giỗ hai đứa con của bác cùng một lúc à?Gương mặt Tám Sách bỗng tối sầm lại:- Phải, các con của tôi đã chết một cách oan ức vì bom đạn chiến tranh. Đúng vậy, thủ phạm là do chiến tranh gây ra..*Nhang đã tàn. Hai Bình phụ vợ chồng Tám Sách bưng thức ăn đặt xuống sàn ghe. Mâm cỗ được bày ra, ba người ngồi vây quanh. Bà Tám Sách đang múc thức ăn cho mọi người. Ông Tám rót rượu ra hai cái chung hạt mít, đoạn ngẩng mặt lên và nói với Hai Bình:- Hôm nay là ngày giỗ của con Hạnh với thằng Phúc. Khi sinh con ra ta đặt tên chúng là Hạnh Phúc, với ước mơ cháy bỏng mọi người được sống trong thanh bình, cơm no áo ấm. Vậy mà …- Giọng ông Tám Sách rè đi vì xúc động:- Chúng nó lại chết vì chiến tranh! Thế đấy, Hạnh phúc đã chết vì chiến tranh!Ông Tám Sách tợp một ngụm rượu và ngồi thừ một lúc lâu. Gương mặt lộ vẻ đau đớn cùng cực:- Trẻ thơ làm gì nên tội mà phải chết thảm như vậy. Tôi sẵn sàng chết thay để cho chúng được sống. Kiếp người sinh ra trong chiến tranh đã phải chịu cảnh khổ sở cùng cực vậy mà nào có được yên thân mà sống, hiểm họa luôn rình rập đe dọa sẽ cướp đi sự sống bất kỳ lúc nào.Bà Tám Sách cũng khóc theo. Hai Bình cũng xúc động không kém. Ông Tám dùng tay gạt nước mắt và tiếp tục kể lể:- Tụi nó chết thật thê thảm. Hai xác người gom chỉ được một nhúm thịt vụn chôn chung một quan tài..Bà Tám Sách bỗng khóc ngất lên: