Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015

Lượt xem: 1341800

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1800 lượt.

ai cũng khen ngợi. Ngay sau khi an táng cha xong xuôi. Ông bèn đích thân mang hậu lễ gồm có vàng, bạc, trâu, bò, vải vóc sang, lại mua gỗ, thuê người làm một căn nhà lớn cho Phong, lại mua ruộng đất tạ ơn ân nhân. Từ đó nhà Phong trở thành giàu có trong làng.
Từ đó về sau, quanh làng nhà ai có việc hiếu cũng đến nhờ cậu bé mát tay khâm liệm giúp. Phong bản tính ngây thơ, chất phác, cơ bản là người tốt, cũng không nề hà gì chuyện giúp đỡ mọi người. Rồi thì không chỉ trong làng, trong xã, mà dần dần đến huyện, đến trấn, ai cũng biết tiếng Phong, cũng nhờ Phong. Của ăn thì chẳng mấy chốc mà hết, nhưng qua biến cố này, Phong có cái nghề trong tay, truyền lại cho con cháu, cũng gọi là có sự nghiệp nổi trội trong nghề hầu ma.
***
Lại nói đến chuyện Phạm Đình Phong khai được nghề gia truyền là khâm liệm, qua đến tám đời, đến đời Phạm Đình Sơn, khắp đàng Ngoài không ai không biết đến tiếng tăm của dòng họ Phạm Đình. Qua tám đời, với không biết bao nhiêu lần khâm liệm, nhà họ Phạm Đình tạo được một tiếng tăm lừng lẫy và là dòng họ duy nhất chuyên làm nghề này. Ba lần khâm liệm vua, bốn lần khâm liệm chúa, dòng họ này ngày càng giàu có bởi cái nghề nhọc nhằn này.
Về cơ bản, cái nghề khâm liệm này chỉ có công việc là đưa người chết vào trong quan tài. Nói ra thì đơn giản, nhưng quan niệm dân gian cực kỳ coi trọng chuyện sống chết, cho nên trong việc tang ma, có rất nhiều những quy củ cần phải nghiêm ngặt tuân theo, chỉ cẩn sơ sẩy một chút thì linh hồn người chết không thể siêu thoát mà đầu thai được. Thông thường, khi có người chết đi, cần phải tắm rửa sạch sẽ cho người đã khuất, rồi cắt móng tay móng chân cẩn thận, chỗ móng tay này cũng không được vứt đi mà phải gói lại đem chôn cùng. Nếu là người già mất đi thì vuốt mắt rồi thay quần áo, gọi là cỗ áo quan. Sau đó còn phải buộc hai ngón chân vào với nhau, hai tay để lên bụng, bó vai bằng sợi dây vải và bỏ vào miệng người chết một ít gạo sống cùng với tiền lẻ dùng làm thức ăn và lộ phí cho hương hồn ngừoi đã khuất. Sau đó, người ta dùng đũa ăn cơm để tráng miệng rồi phủ một tờ giấy hoặc mảnh vải trắng lên mặt. Tiếp đến phải là buông màn thắp đèn đặt cạnh giường. Tiến tới, lập ra một bàn thờ vong trước cửa, đó là một cỗ linh sa có bài vị người đã chết.
Bấy giờ, người ta mới bắt đầu khâm liệm. Thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu, khăn khâm liệm và đũa ngáng mồm mới được bỏ ra, rồi người ta dùng vải trắng gói người chết lại và đặt vào quan tài, gáy được gối lên hai chiếc bát ăn cơm. Người ta còn bỏ thêm một bộ tổ tôm mà bỏ con bài “bát sách” vào trong quan tài. Lúc này quan tài được đặt ở nơi trang trọng nhất của nhà, được kê bằng hai đoạn cây chuối. Lúc khâm liệm như thế phải có thầy cúng làm lễ, trên quan tài được thắp nến, nếu là nam thì bảy ngọn, nữ thì chín ngọn, giữa mặt ván có một bát cơm bong, trên có quả trứng gà kẹp bằng đôi đũa bông.
Về lý thì việc làm của người khâm liệm chỉ là công việc tay chân, tuy cần đôi chút cẩn thận để tắm rửa cho tử thi được sạch sẽ. Nhưng người nhà họ Phạm khâm liệm theo một cách riêng, họ không những là người khâm liệm mà còn là người tổ chức đám tang một cách cực kỳ quy củ. Chẳng những không bao giờ người nhà họ Phạm phạm phải những điều cấm kỵ trong nghề, mà còn có thể giúp cho người nhà trong những lễ như phục hồn, phát tang, phúng viếng, tế vong, quay cữu, tế cơm, cất đám, hạ huyệt, rước vong…
Những điều cấm kỵ trong tang ma, tính ra cũng nhiều không kể đâu cho hết. Ví như nếu trẻ con dưới mười sáu tuổi chết đi, thì mẹ không được đưa tang, mà đám tang phải diễn ra vào chiều tối. Hoặc giả như những người chết ở ngoài nhà như chết đuối, tai nạn thì không được kiêng không được mang xác vào nhà mà làm đám ở nhà kho hay sân đình, rồi thì trùng tang, cưới chạy… Vì nhà họ Phạm làm nghề lâu đời nên những chuyện như vậy rất là thông thạo, có thể giúp gia chủ tránh được những điều cấm kỵ.
Nhưng xét cho cùng thì có một điều đặc biệt làm cho nhà họ Phạm nổi danh như thế, ấy là phàm là những ai được họ khâm liệm thì con cháu nếu là thương nhân thì làm ăn phát đạt, nếu là quan lại thì thăng quan phát tài, cùng đinh như anh nông dân thì mùa màng bội thu, tiền bạc dư giả trong mấy năm liền. Thế nên ai ai cũng muốn có được may mắn được người họ Phạm “giúp”.
Chỉ có một điều lạ là qua tám đời, đời nào dòng Phạm Đình cũng chỉ sinh con độc đinh. Một con trai, không hơn. Dù đủ tiền cưới vài vợ lẽ, nhưng kết cục của tám đời vẫn là một cha một con, không hề có bà con thân thích nào khác. Thực là chuyện lạ.
Lời đồn đại về gia đình kỳ lạ này có rất nhiều, nhưng tựu chung lại một điểm. Nguyên là Phạm Đình Phong vốn là ông tổ khai sáng nghề, nhưng cơ thể gầy gò, ốm yếu như thế, nên ngay cả khi lấy vợ cũng không thể sinh hạ được con cái. Thành ra mặc dù gia đình ngày càng khà giả, nhưng ngẫm cho cùng thì tiền bạc có tích lũy được cũng chẳng có người chôn cất ma chay, thờ cúng.
Ai cũng đinh ninh rằng, đến hết đời Phong gia sản sẽ phá tán mất mà thôi. Nào ngờ, đến năm Phong năm mươi tuổi, người