Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Đại Nam Di Truyện – Tác Giả Phan Cuồng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015

Lượt xem: 1341806

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1806 lượt.

lời khi bạc
Có lẽ do đắc tội với người quá cố cho nên ngày hôm sau, người nhà không thấy Sơn đâu bèn đổ đi tìm thì thấy Hùng co rúm bên gần mộ, sốt cao, mê sảng. Kể từ ấy không còn tỉnh táo nữa. Nhiều người nói do Sơn phạm tới những người âm nên kết cục mới như thế. Chuyện thực hư thế nào, chỉ là do nghe kể lại, không dám chắc mười phần.
Có điều chắc chắn là, kể từ khi đó, với gia đình Sơn, trụ cột gia đình đã bị đốn gãy, gia đình đã mấy đời không quen làm nông, lại thêm nhà cũng chỉ có ba người, Sơn nằm liệt rồi, vợ Sơn lại là người ham của, đĩ thõa, thấy chồng như thế mang theo tiền bạc, bỏ con lại mà theo người ta làm vợ lẽ.
Sau đó mấy tháng nhà Sơn bị cháy, dân làng hô nhau chữa cháy nhưng ngọn lửa hung dữ đã đốt sạch cả ngôi nhà lớn. Khi ấy, Sơn nằm liệt giường không thoát ra được, đành phải bỏ mạng. Dòng họ Phạm Đình bây giờ chỉ còn lại con Quyết, khi mẹ bỏ đi, bố chết, trong nhà không còn thứ gì, đành phải ra trấn ăn xin. Ai cũng nghĩ họ Phạm đến đây là dứt.
Không biết số phận họ Phạm ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.
[1'> Quan đứng đầu trấn

[2'> Ý nói cải táng



Hồi thứ hai ĐÓI NẠN ĐÊM RẰM THÁNG BẢY
Năm Cảnh Hưng thứ ba mươi chín[1'>. Hạn hán tháng 4 kèm với nạn hoằng trùng[2'>. Ban đầu, nồi cơm không còn trắng như thường nữa, điểm vào đó là những dong, những khoai, những chuối. Dần dà, cũng chẳng còn những thứ đó nữa. Hai bữa cơm một ngày dần thay bằng một bữa, rồi thì hai ngày một bữa. Trâu được cầm cố cho nhà giàu, gà, vịt thưa dần vì được bán đi hoặc thịt ăn dần. Người ta đổ ra sông đánh cá, đánh tôm, bắt tép, cũng lay lắt khi được khi không. Rồi đến mèo, chó, người ta cũng không thể để lại như trước nữa, cũng phải thịt ăn, mà ăn dè ăn sẻn, nấu nồi nhựa mận để khó bị thiu ăn suốt nửa tháng(???).Cũng rất nhanh, chỉ vài tháng sau, không còn lấy một con chó con mèo nào trong làng, vì nhà nào thương lắm, tiếc lắm, thân thiết lắm thì cũng phải thịt ăn, nếu không thì cũng bị trộm bắt mất. Ruột sắt lại. Người ta hè nhau ra đồng bắt chuột. Rồi chuột cũng cạn dần. Thường thì chẳng ai dám động đến cá trê gần mả vì ghê cá trê ăn thịt người chết, nhưng đói mạnh hơn sợ, cá trê mả cũng ăn. Cuộc sống của người dân lúc này chỉ xoay quanh từ ăn và ăn. Sáng dậy hỏi hôm nay ăn gì, tối đi ngủ nghĩ mai có chết đói không… Trịnh chúa cứu đói bằng cách bắt ép nhà giàu phải nộp thóc gạo để phát chẩn. Nhưng nhờ đó mà quan được mùa to. Gạo phát chẩn trộn lẫn mùn cưa phát cho dân chúng. Mà cũng phải ăn, những nồi cháo dần ít hồ mà chỉ còn mùn với mùn. Nhà giàu thì tha hồ thu về trâu, bò. Ngẫm lại, nếu từ trước đến nay, “nước chảy chỗ trũng thì đói chỉ làm tăng thêm độ dốc để trũng sâu thêm.
Những ngày đó, mỗi ngày trong trấn có rất nhiều người chết, một phần là người của trấn, phần khác là những người hành khất xin ăn từ các vùng nông thôn hẻo lánh hơn. Thực ra họ chỉ đi qua đấy, vì mục đích của họ là Kinh thành. Kinh thành không dễ sống hơn, nhưng có lương thực, có lúa gạo, khoai sắn… Giống như nước chảy từ các khe nhỏ về khe lớn, từ khe lớn về suối, từ suối đổ về song, từ song đổ ra biển. Kinh thành chính là biển lớn mà họ trông chờ, Tam Dương cũng là một khe suối nhỏ trong dòng chảy ấy. Càng ngày, họ tràn về càng nhiều, sau một hành trình dài tìm hy vọng, họ chết tại nơi xa lạ này. Quan trong huyện ngay từ tháng năm đã cho đào một cái hố vuông mỗi cạnh ba trượng, sâu một trượng ngay cạnh làng Quyết, lệnh cho tất cả mọi người đều phải tránh xa trong vòng một dặm. Dân làng vốn đã trải qua nhiều trận đói đều truyền tai nhau rằng cái hố đó dành để chôn người chết, quan cấm đến gần thứ nhất là để tránh dịch, thứ hai là để tránh lòng dân hoang mang. Huyện Tam Dương nổi tiếng vì mỗi khi xuất hiện người chết đói đều có những chuẩn bị chu đáo khiến không bao giờ thấy người chết trên đường. Cũng vì chuyện này mà quan huyện được triều đình khen ngợi và ban thưởng. Cái hố đó, cách nhà Quyết không đến hai dặm.
Khi đó, Quyết được 13 tuổi, với thời thế như vậy, hắn không tránh khỏi chết đói, đó là điều hiển như như việc gã là một kẻ ăn mày. Từ hơn một tháng nay, chẳng có ai cho Quyết một hào cắc hay chút gì ăn được cả. Gã buộc phải ăn đủ thứ. Ban đầu hắn ăn chuối, thêm chút rau tập tàng, vơ được đâu đó ven đường. Rồi thì cỏ, rễ cây, hoa, côn trùng, đôi khi cả giun đất, hắn còn rình ngựa quan với nhà giàu để chờ khi ngựa đại tiện liền bới tìm những hạt ngô chưa tiêu hóa được mà ăn. Có hôm có quan lý trưởng đi uống rượu về, say quá, đứng ven đường vạch quần, đái một bãi, rồi thì hắn nôn thốc nôn tháo. Quyết thấy được, mừng rỡ, chẳng kịp chờ tên quan kia đi mà cứ thế lao vào bốc lấy bãi nôn mà ăn, đại khái thì cảnh tưởng là một người cứ nôn, còn một người cứ ăn. Hôm đó, hắn được một bữa no, nhưng chua loét! Suốt cả ngày hắn đào, hắn bới, hắn ngó nghiêng. Bây giờ hắn không còn đi thẳng được nữa, thường phải bò. Xương sườn bắt đầu nhô cao. Các khớp xương như bắt đầu lồi ra, như sưng lên. Chắc chắn hắn sẽ chết. Hắn biết thế.
Chết đói vốn là thứ đáng sợ nhất so với chết đuối hay chết khát,


Insane