
Tác giả: Thương Thái Vi
Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015
Lượt xem: 134915
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/915 lượt.
tranh thủ thời gian rảnh rỗi thay thầy Chương viết những lời phân tích và nhận xét khách quan trên mỗi bài thi môn Ngữ văn. Cô trở thành người bận rộn nhất khối, người ra vào văn phòng của thầy Chương nhiều nhất.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào những điều này, Liễu Địch vẫn chưa thể bước vào thế giới của thầy Chương. Thầy Chương không phải là người dễ tiếp cận. Thầy tránh xa tất cả mọi người, làm gì cũng lặng lẽ, một mình. Về điểm này, chỉ cần gặp thầy một lần, người ngu ngốc thế nào cũng có thể nhận ra. Thầy suốt ngày mặc bộ đồ có hai màu đen trắng đơn điệu, sống lưng luôn thẳng tắp, gương mặt vô cảm, hốc mắt trống không. Tất cả những điều này tạo thành hình ảnh lạnh lùng, vô tình, vô cảm không thay đổi. Vì vậy, dù có người muốn tiếp cận thầy và giúp đỡ thầy, cũng đều bị vẻ lạnh nhạt của thầy đánh bại.
Trong trường của một, hai người tốt bụng, vì sự đồng tình và thương hại, từng thử tìm cách giúp thầy Chương. Thầy đã từ chối bằng thái độ lịch sự nhưng vô cùng lạnh lùng, xóa bỏ hoàn toàn ý định của họ. Một thời gian sau, mọi người đều biết, “giúp đỡ” vĩnh viễn là từ cấm kỵ trong từ điển của thầy Chương. Do đó, không người nào dám nhắc đến từ đó trước mặt thầy, bao gồm cả Liễu Địch.
Có lẽ chỉ ở trên bục giảng, mọi người mới cảm thấy thầy Chương vẫn còn một chút sức sống và niềm hứng thú. Thầy Chương ở trên bục giảng khiến người khác có cảm nhận thầy đúng là “tài hoa xuất chúng”. Thầy quả nhiên không “đọc mẫu” thêm một lần nào nữa, nhưng cũng không còn người nào dám nghi ngờ khả năng thuộc lòng các tác phẩm nổi tiếng cổ kim, trong và ngoài nước của thầy.
Sau khi hồi chuông hết tiết vang lên, mọi vẻ ôn hòa, tán thưởng, vui vẻ trên gương mặt thầy Chương hoàn toàn biến mất như có phép thuật. Học sinh trong lớp không thể chấp nhận sự thay đổi bất thình lình đó, giống như không thể chấp nhận chuyện đang ở trên thiên đường rơi một phát xuống nơi thiêu xác đầy khói lửa. Học sinh cấp ba mười bảy, mười tám tuổi, không ai không sùng bái tri thức và học vấn, nhưng bọn họ càng hy vọng thầy giáo của mình có tình người hơn. Về phần thầy Chương, khi thầy nhắm mắt giảng bài, tình người thể hiện rất rõ. Khi thầy mở mắt, tình người bay đi một nửa. Đến khi thầy rời bục giảng, tình người biến mất hoàn toàn. Hơn nữa, hành vi cự tuyệt sự giúp đỡ trong ngày đầu tiên lên lớp của thầy đã khiến lòng tự trọng của đám học sinh bị tổn thương. Vì vậy, chúng không có cách nào có cảm tình với người thầy không có tình người như vậy. Chúng chỉ hoan nghênh thầy Chương trong giờ học, còn sau khi tan học, chúng đối với thầy luôn “kính nhi viễn chi”[4'>.
[4'> Câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ, có nghĩa là bề ngoài tỏ ra kính nể một người nào đó nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với người đó.
Về phía các đồng nghiệp, thầy Chương càng không tránh khỏi việc bị đối xử lạnh nhạt. Đồng nghiệp thường đố kỵ nhau, tài hoa của thầy Chương đủ khiến thầy trở thành “oan gia” của tất cả các thầy cô giáo trong tổ Văn. Hơn nữa, các phần tử trí thức làm sao có thể chịu nổi thái độ “tự cho mình là thanh cao”, chẳng bận tâm đến người khác của một người mù?
Do đó, các thầy cô giáo khác cũng trở thành “oan gia” của thầy Chương. Nhưng thầy Chương dường như không để ý xem thầy có bao nhiêu “oan gia”, bởi thầy không qua lại với bất cứ người nào. Việc thầy một mình một văn phòng là minh chứng rõ rệt nhất. Bất kể các “oan gia” bàn ra tán vào ra sao, thầy Chương cũng không hề có phản ứng. Cuối cùng, bọn họ coi thầy như không tồn tại.
Một thầy giáo luôn tránh xa tất cả mọi người nhưng lại cho phép Liễu Địch ở bên cạnh khiến ai nấy đều trố mắt kinh ngạc. Bàn đến nguyên nhân của việc đó trong lúc tán gẫu, mọi người đều kết luận: “Có lẽ do Liễu Địch chăm sóc thầy ta quá chu đáo.”
Quả thực Liễu Địch chăm sóc thầy Chương rất chu đáo. Ngày thứ ba sau khi nhập học, cô phát hiện bình nước giữ nhiệt trong văn phòng thầy Chương thường không có gì, thế là sáng sớm hôm sau, cô đi lấy nước nóng cho thầy. Hai ngày đầu, bình nước vẫn còn nguyên. Đến ngày thứ ba, Liễu Địch phát hiện một gói trà ướp hoa bên cạnh bình nước. Cô mở nắp, nước trong bình đã cạn sạch. Dần dần, Liễu Địch nhận ra thầy Chương nghiện trà như người ta nghiện thuốc lá. Thế là sau khi đi lấy nước nóng, cô lại chủ động pha một cốc trà cho thầy Chương. Tất cả những việc này, Liễu Địch không nhắc một từ, thầy Chương cũng không bao giờ hỏi đến.
Đến kỳ dọn dẹp vệ sinh, Liễu Địch lại một mình tới văn phòng của thầy Chương quét dọn. Nhà trường cử thêm người giúp đỡ nhưng cô đều từ chối, bởi cô biết thầy Chương thích sự yên tĩnh. Cô nhẹ nhàng quét dọn phòng, lau bàn làm việc và cửa kính, cố gắng hết sức để không phát ra tiếng động.
Thầy Chương chỉ mím môi, chống tay lên đầu, ngồi trầm tư, không hỏi han Liễu Địch một câu. Trầm tư là sắc thái duy nhất trên gương mặt thầy. Liễu Địch biết, một khi rơi vào trạng thái trầm tư, thầy Chương sẽ ngồi bất động mấy tiếng đồng hồ, không người nào có thể cắt đứt mạch suy nghĩ của thầy. Vì vậy, sau khi kết thúc công việc, Liễu Địch âm thầm rời khỏi văn