
Tác giả: Kim Lưu
Ngày cập nhật: 22:40 17/12/2015
Lượt xem: 1341433
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1433 lượt.
hất lên tiếng hỏi.
“Còn tính thế nào nữa, đây là lá thư ta không thể từ chối. Vậy đành đợi đến rằm tháng chạp năm nay thôi.”
Huỳnh trưởng môn nói thế rồi đưa cái phong bì cho người hầu, dặn cất vào nơi kĩ lưỡng, rồi ông trở lại ngồi vào bàn lấy cái phong bì còn lại xem. Xem xong ông trao cho Huỳnh Võ Tài, là tứ đệ tử, nói:
“Đây là giấy báo nhập học gửi cho con.”
Huỳnh Võ Tài nghe thế thì khuôn mặt thoáng rạng rỡ, vội đưa hai tay đón lấy.
Huỳnh trưởng môn nói:
“Các người lui về lo việc của mình đi, riêng thằng Tài thì ở lại đây với ta.”
Các đệ tử y lời lui ra. Lúc đó huỳnh trưởng môn mới nói:
“Con xem khi nào thì đi học?”
Huỳnh Võ Tài xé phong bì ra xem, rồi đáp:
“Đầu tháng mười thưa cha.”
Huỳnh chưởng môn gật đầu đáp:
“Huỳnh gia ta trước nay rất chú trọng chuyện học hành, ngoài việc đến trường, thì đa phần là gia truyền. Con muốn đi học đại học điều đó đương nhiên ta khuyến khích, nhưng những tinh hoa của dòng tộc về Nho, Y, Lý, Số thì con cũng nhất định phải học. Mỗi năm vào những tháng hè, con phải về để học những môn đó. Đích thân ta sẽ dạy.”
Huỳnh Võ Tài cúi đầu vâng lời, Huỳnh trưởng môn lại nói tiếp:
“Khẩu quyết Âm Dương Chưởng Pháp ta truyền cho con, con nắm hết chưa?”
Võ Tài khẽ rùng mình, cúi đầu đáp:
“Đồ nhi đã thuộc.”
Huỳnh chưởng môn khẽ gật đầu, rồi từ từ giải thích:
“Bộ chưởng pháp đó là pháp môn trấn phái của Huỳnh Gia ta, là tinh hoa võ thuật của nước Việt ta, xét về cả giá trị lẫn uy lực đều có thể sánh ngang với thái cực quyền của Võ Đang, Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm ở bên Tàu, trước nay chỉ truyền cho các đời trưởng môn. Nhưng quy củ không phải là không thể thay đổi, nay ta phá lệ truyền cho cả anh con là Võ Đức và con. Con cứ theo đúng khẩu quyết và phương pháp mà chuyên cần luyện tập hàng ngày. Với tư chất của con, theo ta thấy thì sau ba năm sẽ luyện xong chương thứ nhất.”
Võ Tài im lặng, kính cẩn nghe cha dạy bảo. Huỳnh trưởng môn vẫn tiếp tục nói:
“Bộ chưởng pháp này uy lực kinh người, luyện mười năm một chưởng có thể đập tan được cự thạch, luyện hai mươi năm có thể tạo thần công hộ thể, ngăn được cả súng đạn thời bây giờ. Nó chia làm ba thành. Thành thứ nhất gồm tám chương: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Chính là xuất phát từ trong kinh dịch, thâu tóm biến hóa của đất trời. Người có tư chất tốt phải hơn mười năm chuyên cần mới xong. Thành thứ hai chỉ có một chương, đó là pháp quyết để kết hợp những biến hóa của thành thứ nhất tạo thành một thực thể trời đất sống động, khi tiến thì thế công như gió như sấm, khi thủ thì vững chắc như sơn, tĩnh lặng như hồ, khi vận thì dựa đất, khi phát thì tỏa trời. Người có tư chất cực tốt phải mất hai mươi năm khổ luyện mới xong. Còn riêng về thành thứ ba thì không phải ai cũng có thể luyện được, điều cốt lõi là phải có cái duyên với bộ chưởng pháp này, không những thế phải là người có tấm lòng trượng nghĩa, thuận theo ý trời, tâm không vướng tà niệm, lòng không tham sân si. Khi luyện đến độ chín mùi, thiên – địa – nhân hòa làm một, có thể hô phong hoán vũ, vận sơn điều thủy, uy lực vô ngần. Cơ duyên như thế trăm năm mới có một người. Huỳnh gia ta từ hồi khai môn tới giờ chỉ có tổ sư Huỳnh Tường Đức là đạt tới cảnh giới này mà thôi. Ông nội con lúc trước cũng chỉ luyện được hết thành thứ hai. Ông biết mình không có duyên nên không thể miễn cưỡng luyện thành thứ ba được, nếu cố nài ép, sẽ tự tìm đến sự diệt vong.”
Võ Tài nghe cha giảng giải mà không khỏi thất kinh, lắc đầu ngao ngán, tự nhiên cảm thấy con đường học nghệ phía trước xa thăm thẳm. Huỳnh chưởng môn nói xong thì im lặng một lát, uống một ngụm trà rồi lại từ tốn bảo:
“Xã hội bên ngoài rất nhiễu nhương, con sống làm sao cho khỏi hổ thẹn là bậc nam nhi. Ta chỉ nói với con như thế. Ngoài ra chuyện học hành của con trong năm đầu tiên ta sẽ hỗ trợ tất cả. Từ năm thứ hai thì ta chỉ hỗ trợ một phần, sang đến năm thứ ba thì con phải tự lo liệu lấy mọi chuyện. Con có thể tự lo lắng được thì tốt, bằng không thì đi về.”
Huỳnh Võ Tài lại gật đầu vâng lời.
Võ Tài trò chuyện với cha xong thì đi ra ngoài tìm hai đứa bạn thân của mình để báo tin. Bao quanh phủ Huỳnh Gia là cánh đồng lúa bao la bạt ngàn, một nét đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ. Phía trước cổng phủ có một con đường chạy qua đồng lúa dẫn ra ngoài đường lộ. Cách phủ không xa về mé trái có một gò đất nhỏ cây cối xanh tốt nổi lên giữa đồng. Võ Tài men theo một con đê nhỏ dẫn tới đó. Trời đang độ mùa mưa nên nặng mây, ánh nắng yếu ớt, gió nhẹ lay động biển lúa, trông tựa như một màn nhung xanh dập dìu.
Đúng như nó nghĩ, hai thằng bạn thân của nó đang ở trên gò. Chúng ngồi vắt vẻo trên một cành cây lớn.
Thấy nó tới một thằng lên tiếng: “Tưởng sáng nay bố không ra chứ. Sao! Biết kết quả thi chưa, tụi tao là đậu hết rồi đấy?" Thằng đó tên là Long, dáng người vừa to vừa mập, khuân mặt phúng phính, làn da nhẵn nhụi với cái mũi to và đôi mắt tròn khiến nhìn nó có cảm giác giống như một đứa bé to xác. Nhưng hai hàng lông mi lại vừa dài vừa